McAfee: Rootkits ngày càng "độc" hơn

Hãng bảo mật McAfee cảnh báo rootkit đang ngày một trở nên độc hại hơn. Chúng chính là "tay sai" đắc lực giúp tin tặc che giấu hàng loạt mã độc khác.

Bản báo cáo mới nhất của McAfee cho biết tính phức tạp của các rootkit đang phát triển ở một tốc độ dị thường. Chỉ trong 5 năm số lượng bộ phận cấu thành rootkit đã tăng từ 27 lên tới 2.400.

Giờ đây rootkit có thể giúp giấu các loại mã độc chui sâu và khó phát hiện hơn trên các hệ thống chạy Windows.

"Xu hướng sử dụng rootkit ngày nay cũng giống như xu hướng sử dụng rootkit A trước đây. Tuy nhiên, rootkit ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Mỗi mã độc dường như lại có một loại rootkit riêng," ông Dave Marcus - Giám đốc nghiên cứu và truyền thông của McAfee - cho biết. "Tin tặc giờ đây có nhiều cách che giấu mã độc của chúng hơn".

Tuy nhiên, ngày nay các hãng bảo mật cũng đã và đang hoàn thiện các phần mềm bảo mật có khả năng phát hiện rootkit. Một số kỹ thuật phát hiện rootkit đang được ứng dụng như quét bộ nhớ hoạt động hoặc từ chính các trojan hay virus rồi lẫn ra vị trí của rootkit.

Điều này giúp giải thích vì sao mà số lượn rootkit được tìm thấy trong các loại mã độc đã giảm đi đáng kể trong thời gian qua. Từ đầu quý I năm 2006 đến hết quý I năm nay số lượng rootkit đã giảm đi 15%.

Hoàng Dũng

Theo CNet, VnMedia
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video