Cuộc tranh luận về bản quyền phần mềm và quyền sở hữu trí tuệ giữa Microsoft và Skype đã làm nóng bầu không khí tại Diễn Đàn Các Nhà Lãnh Đạo Châu Âu (ELF).
Tuy nhiên, Skype, nhà cung cấp dịch vụ VoIP được eBay mua lại hồi tháng 9/2005 với thương vụ trị giá lên đến 2,6 tỷ USD, không chia sẻ quan điểm đó. “Bản quyền phần mềm hiện đang cản trở việc cải tiến công nghệ. Các bản quyền chỉ nên được cấp khi có được một cải tiến công nghệ thực sự và một khoản đầu tư thực sự vào cải tiến đó” - Niklas Zennström, CEO của Skype, phát biểu.
Các nhà cung cấp phần mềm lớn hiện đã nộp hàng trăm hồ sơ đăng ký bản quyền và hàng ngàn giấy chứng nhận độc quyền được cấp hàng năm. Nhưng thực tế, không phải tất cả các trường hợp xin đăng ký bản quyền là để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, mà ngược lại có rất nhiều trường hợp các công ty muốn lạm dụng việc này như một công cụ thương lượng hữu hiệu để buộc các đối thủ phải mua lại các bản quyền đã đăng ký của mình vì mục đích lợi nhuận.
Quan điểm của Skype là luôn cho phép các nhà phát triển phần mềm và công nghệ phát triển các sản phẩm của mình trên nền hệ thống của Skype. Đồng quan điểm với Skype, Matt Bross - Chủ tịch Tổ chức viễn thông Khối thịnh vượng chung (CTO) thuộc British Telecom - cho biết quan điểm của British Telecom về bản quyền phần mềm nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung đã có rất nhiều thay đổi so với trước. Trung tâm Nghiên cứu Martlesham của Công ty luôn đón chào sự tham gia của các chuyên gia nghiên cứu từ các công ty khác cùng làm việc với các chuyên gia Nghiên cứu - Phát triển của British Telecom. Đây được coi là cách tốt nhất để tiến vào tương lai của công nghệ.
Bá Lâm