Mối nguy từ chảo không dính

Dùng những chiếc nồi, chảo không dính có tráng Teflon có nhiều tiện lợi: không cần phải dùng nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào cũng không bị dính vào nồi chảo, giữ nguyên được hình dáng đẹp của con cá, miếng thịt... Nhưng cũng có lắm bất an từ những sản phẩm nhà bếp hiện đại này.  

Chảo không dính bị... dính

Những chiếc nồi chảo không dính dù sử dụng kỹ đến mấy (không rửa bằng vật có thể làm trầy lớp phủ, không dùng muỗng, vá bằng kim loại...) cũng rất mau hỏng. Chỉ sau một thời gian sử dụng, lớp phủ bắt đầu xấu đi, chứng tỏ là chúng đang tróc dần và có lẽ các vụn tróc rất nhỏ nên chúng ta không nhìn thấy. Xấu hơn nữa là chúng có thể bị tróc từng mảng lớn.

Trong cả hai trường hợp, nồi chảo không dính bắt đầu bị dính. Khi đó, theo đề xuất của nhà sản xuất, bạn không nên tiếc rẻ nữa mà hãy vứt chúng đi. Như vậy thì quả thật có lãng phí và bất tiện. Tuy nhiên người tiêu dùng còn cảm thấy bất an và tự hỏi: thế thì những mảnh vụn khi tróc ra mà chúng ta không thấy được sẽ đi đâu nếu không phải là chúng đã bị trộn chung vào thức ăn khi đun nấu? Và khi nuốt chúng cùng với thức ăn như vậy có độc hại không? Thắc mắc này hầu như được giải đáp khi các nhà khoa học trên thế giới đưa ra mối nguy cơ từ các loại nồi chảo không dính này.

Nguy cơ từ chất PFOA trong Teflon

Người ta phát hiện ra hợp chất perfluorooctanoic acid, viết tắt là PFOA, là một trong những thành phần trong sản xuất Teflon, có ở dạng vết trong các mẫu máu xét nghiệm trên khắp nước Mỹ, với hàm lượng cao gần bằng hàm lượng gây hại ở thú thí nghiệm. Các thí nghiệm cho thấy chuột tiếp xúc với lượng lớn PFOA đã phát sinh khối u... Một báo cáo của Hội đồng cố vấn Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ EPA đưa ra lời khuyến cáo: “PFOA có khả năng là một chất gây ung thư ở người”, và thúc đẩy EPA có biện pháp thích ứng.

Lời khuyên

- Những hiện tượng khí độc nói trên có thể gây hại cho người, cho chim kiểng... khi bạn dùng trong phòng kín như ở các xứ lạnh. Trong trường hợp nước ta, các bếp đời mới thường được thông thoáng khí, nguy cơ này có thể ít. Nếu trong trường hợp bạn cảm thấy có gì bất thường, nên tắt bếp, mang chảo ra bên ngoài, đặt chúng trên một mặt phẳng không cháy để khí độc bốc hết ra. Trong nhà nên mở tung cửa ra cho thoáng khí.

- Phải cẩn thận với tất cả những vật dụng có tráng Teflon, kể cả các loại áo khoác, thảm... Có lời khuyên là tuyệt đối không nên dùng các loại đèn sưởi có phủ Teflon. Không nên để nồi, chảo không dính trên bếp mà không trông chừng, nó có thể quá nóng sinh ra những chất độc. Khi nào chúng còn chưa quá nhiệt thì còn có thể an toàn. Khi chúng đã cũ, bề mặt chất phủ thấy không còn mịn tốt, lúc đó không nên tiếc rẻ nữa mà hãy vứt chúng đi.

Những nghiên cứu ban đầu của EPA cho thấy PFOA gây ung thư trên chuột, nhưng chưa xác định nguy cơ này trên người. Bộ phận dễ bị thương tổn nhất bởi hóa chất là gan, và người ta cũng thấy có PFOA trong sữa của chuột thí nghiệm. Cũng vào tháng trước, EPA đã đưa Dupont ra tòa vì đã không đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin về PFOA của EPA.

Trong khi đó, nhà sản xuất Teflon đoan chắc là không còn PFOA trong lớp phủ Teflon trên chảo khi đun nấu vì PFOA đã bị phân hủy trong quá trình sản xuất. Đồng thời họ cũng bảo đảm rằng các thử nghiệm của họ cho thấy PFOA không có gì nguy hiểm.

Hơi khí độc từ Teflon

Trong khi cuộc tranh cãi về PFOA trong Teflon còn đang tiếp diễn thì gần đây, thêm lời tố cáo về Teflon từ những người nuôi chim. Darrel K Styles thuộc Trung tâm sức khỏe của chim Schubot Exotic Bird Health Center thuộc trường đại học Texas A&M gọi Teflon là kẻ sát “nhân” thầm lặng.

Teflon hay đúng hơn là polytetrafluoroethlyene (PTFE) là chất khí gây độc làm chết bất kỳ loài chim nào. Độc tính này là do khí bốc ra từ nguyên liệu làm ra chất chống dính cho nồi chảo. Hơi khí độc từ Teflon còn xảy ra khi được dùng trong các loại đèn sưởi, nhiệt độ cao làm cho lớp phủ Teflon bị nóng lên bốc hơi. Khí này không độc đối với người và động vật có vú nhưng với chim thì cực kỳ nhạy cảm và nhanh chóng bị ngộ độc.

Trước đây, Dupont cho rằng lớp phủ này bền nhiệt, không bốc ra khí hay hóa chất gì độc hại. Nay thì trong một thông cáo báo chí, họ cho biết: lớp phủ Teflon bị phân hủy đáng kể khi nhiệt độ vượt quá 6600F (3400C). Ở 4460F, Teflon tỏa ra độc chất dạng hạt, ở 6800F, các chảo Teflon tỏa ra ít nhất 6 loại khí độc, trong đó có 2 chất có thể gây ung thư, 2 chất gây ô nhiễm môi trường và MFA là loại hóa chất gây chết người ở liều thấp. Ở nhiệt độ phá hủy 1.0000F, lớp chống dinh phân hủy thành một chất vốn là vũ khí hóa học PFIB và một hóa chất tương tự với độc chất thần kinh phosgen.

Theo Khoa học phổ thông
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video