Không phải lúc nào dậy sớm cũng là tốt cho cơ thể, nhất là khi bạn đã thức quá khuya, cơ thể chưa được nghỉ ngơi đầy đủ đã bị ép buộc phải tỉnh táo và bắt đầu công việc.
Để hiểu rõ về những tác hại của việc thức khuya dậy sớm, tờ Life Times (Trung Quốc) đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với các chuyên gia là bác sĩ Guo Xiheng (trưởng Khoa Hô hấp và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Triều Dương, Bắc Kinh) và bác sĩ Shi Ming (trưởng Khoa giấc ngủ, thuộc Trung tâm Lưu trữ TCM Thượng Hải).
Dậy quá sớm sau một đêm thức khuya có hại không kém thức khuya
Dậy sớm không phải lúc nào cũng tốt!
Dậy sớm khác với khái niệm "dậy quá sớm" và không ngủ đủ. Nếu bạn đi ngủ lúc 10 giờ tối và thức dậy khá sớm vào sáng hôm sau là điều bình thường. Nó chứng tỏ bạn có chất lượng ngủ tốt. Nhưng nếu bạn ngủ không đủ thời gian mà phải thức dậy sớm thì tác hại không kém gì thức khuya.
Thức dậy quá sớm sẽ khiến giấc ngủ bị gián đoạn đột ngột, có thể gây ra tình trạng chệnh choạng khi thức dậy. Giấc ngủ lành mạnh trước hết phải phù hợp với nhu cầu sinh lý của cơ thể con người.
Dậy quá sớm sau một đêm thức khuya, có thể gây ra 3 tác hại:
Dễ cáu kỉnh hơn
Các chuyên gia trên cho rằng, thức dậy quá sớm có thể dẫn đến việc cortisol tiết ra nhiều hơn. Đây là một loại hormone liên quan đến sự căng thẳng trong cơ thể. Đó là lý do vì sao những người thức dậy quá sớm dễ bị đau cơ, nhức đầu và cáu kỉnh.
Da xấu rõ rệt
Thiếu ngủ cộng với việc cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ khiến "cortisol" tiết ra nhiều hơn, khiến da tiết nhiều dầu và khiến da mọc mụn. Thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến lão hóa tế bào nhanh hơn và giảm khả năng miễn dịch, điều này sẽ làm tăng tốc độ lão hóa.
Dễ đột tử
Có câu nói: "Thức khuya tương đương với tự tử" quả không sai, đặc biệt đối với những người chỉ ngủ 2-3 tiếng mỗi ngày thì khả năng đột tử càng cao. Nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ, các dây thần kinh của não sẽ trở nên rất mỏng manh, rất dễ khiến ngừng tim đột ngột. Theo ông Lisa Cottrell (nhà tâm lý học tại Aurora Health Care): "Ngủ không đủ giấc và thiếu ngủ mãn tính có thể kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, làm suy yếu phản ứng miễn dịch và trao đổi chất".
Người sống thọ thường đi ngủ và thức dậy như thế nào?
Giấc ngủ đã được chứng minh là cực kỳ quan trọng, bởi nó là một phần của cuộc sống hàng ngày và giúp cơ thể tái khởi động sau một ngày mệt mỏi. Bởi vậy không ngẫu nhiên mà nó chiếm đến 1/3 thời gian cuộc đời mỗi người.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Los Angeles phát hiện ra rằng, ngay sau một đêm ngủ không đủ giấc cũng có thể làm cho các tế bào của cơ thể lão hóa nhanh hơn. Thiếu ngủ không chỉ gây lão hóa da sớm mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, trầm cảm.
Do đó, một người nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Thời gian đi ngủ tốt nhất là 22h tối và thức dậy vào lúc 6h sáng. Nếu bạn đi ngủ sau 23h trong một thời gian dài thì đồng nghĩa với việc thời gian ngủ trong ngày sẽ bị rút ngắn, hơn nữa đây còn là khoảng thời gian mà các cơ quan nội tạng thực hiện chức năng thải độc tố, thức khuya đồng nghĩa là nội tạng sẽ không làm việc hiệu quả.