Một thiên thạch thảm họa mới sượt qua Trái đất ở khoảng cách gần mà không ai phát hiện ra

Mãi đến vài giờ cuối cùng, khoa học mới phát hiện ra. Và giờ thì ai cũng phải bật cười vì cái tên mà giới khoa học đặt cho tảng thiên thạch này.

Nghe đến thiên thạch rơi, ai cũng cảm thấy sợ hãi. Nhưng thực ra thì mỗi năm có đến cả trăm thiên thạch rơi xuống Trái đất - tất nhiên là với kích cỡ siêu nhỏ. Hầu hết đã bị đốt cháy do ma sát với khí quyển, số còn lại tiếp đất mà hầu như không để lại tác động gì đáng kể, nên... cũng chẳng ai biết.

Tuy nhiên các nhà khoa học cho biết chỉ mới ngày 25/7 vừa qua, đã có một tảng thiên thạch khổng lồ vừa bay sượt qua Trái đất. Dù không bằng tảng Chicxulub từng hủy diệt khủng long, nhưng nó đủ lớn để gây hậu quả hết sức nghiêm trọng nếu có va chạm. Quan trọng hơn, nó tiếp cận Trái đất ở một khoảng cách gần hơn hầu hết các tảng thiên thạch nguy hiểm khác trong lịch sử.

Vậy mà chỉ vài phút cuối cùng, khoa học mới phát hiện ra.


Các nhà khoa học đặt cho nó cái tên khiến người nghe phải bật cười là... "2019 OK".

Suýt chút nữa, tảng thiên thạch đã khiến 2019 trở thành một năm cực kỳ tồi tệ. Và bởi Trái đất vẫn ổn, khoa học đặt cho nó cái tên khiến người nghe phải bật cười là... "2019 OK".

Điều khiến 2019 OK trở thành một tình huống "hút chế" của Trái đất nằm ở kích cỡ và khoảng cách của nó. Về cơ bản, mọi thứ nằm gần hơn khoảng cách từ Mặt trăng đến Trái đất sẽ được xem là "gần".

Trong năm 2019 chúng ta đã xác nhận được có 24 tảng thiên thạch thoả mãn điều kiện này - nghĩa là gần như mỗi tuần lại có 1 tiểu hành tinh xuất hiện. Trong đó hồi tháng 6/2019, tảng thiên thạch tên MO thậm chí đã chạm vào khí quyển của Trái đất, tạo ra một vệt sáng khổng lồ trên bầu trời biển Caribbean.

2019 OK là một tiểu hành tinh dài hơn 100m. Nếu va chạm, nó sẽ giải phóng năng lượng lớn hơn quả bom nguyên tử mạnh nhất hiện nay, dễ dàng xóa sổ cả một thành phố lớn. Nếu rơi xuống biển, nó sẽ tạo ra một vài cơn sóng thần khổng lồ. Trong khi đó để so sánh, MO chỉ dài khoảng 5m, còn khối lượng chỉ bằng một phần nghìn 2019 OK.


2019 OK là một tiểu hành tinh dài hơn 100m.

Vụ va chạm lớn nhất trong những năm gần đây nằm ở thành phố Chelyabinsk của Nga. Tảng thiên thạch chỉ dài 15 - 20m, nhưng tạo ra vụ nổ khiến hơn 1000 người bị thương. Còn 2019 OK, khối lượng của nó phải hơn thế gấp 100 lần.

Với tiềm năng phá hủy nghiêm trọng như vậy, 2019 OK chắc chắn phải là thứ cần được khoa học quan sát và phát hiện sớm. Trên thực tế, hồi tháng 6/2019 khoa học đã phát hiện ra 2019 OK, nhưng quỹ đạo của nó chưa được tính toán cho đến vài giờ cuối cùng trước khi lướt qua Trái đất. Nguyên do là bởi tiểu hành tinh này có quỹ đạo nương theo bóng Mặt trời, nên chỉ có thể quan sát được vào thời điểm chạng vạng.

Về tương lai của 2019 OK, nó có quỹ đạo quanh Mặt trời trong 2,7 năm - dài hơn cả sao Hỏa - nhưng lại là hình elip, nên sẽ có những lúc di chuyển cực kỳ gần Mặt trời. Đây là quỹ đạo rất tệ cho sự tồn tại của chính nó, vì sau cùng rủi ro va chạm vào Trái đất, sao Hỏa hoặc sao Kim là rất lớn.

Nhìn chung thì sau khi tính toán, 2019 OK có vẻ sẽ không va chạm với chúng ta trong tương lai gần, nhưng khoa học phải luôn sẵn sàng và không nên để những tình huống "đau tim" như vậy xảy ra nữa.

Cập nhật: 30/07/2019 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video