Theo đó, trên thế giới, có khoảng hơn 1 tỷ người trẻ trong độ tuổi từ 12 - 35 tuổi đang phải đối mặt với nguy cơ mất thính giác không thể phục hồi bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, việc đeo tai nghe trong thời gian dài lại là nguyên nhân phổ biến, tàn phá thính giác của người trẻ nhiều nhất.
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu cách hoạt động của tai. Thực tế, âm thanh được thu thập sẽ làm cho màng nhĩ rung động.
Khi bạn đeo tai nghe cả hai tai với âm lượng lớn, màng nhĩ sẽ rung động mạnh hơn, từ đó làm tổn thương các tế bào lông ốc tai, thậm chí gây chết nhiều tế bào lông ốc tai. Vì số lượng tế bào lông tai trong bị hạn chế nên một khi số lượng tế bào bị tổn thương quá nhiều thì nó sẽ không thể phục hồi lại được. Từ từ, tai của bạn sẽ không hoạt động nữa, không thể nghe những gì người khác đang nói.
Và thậm chí gây điếc, chẳng hạn như điếc đột ngột. Đây là tình trạng mất thính lực đột ngột, không giải thích được. Khoảng 90% bệnh nhân điếc đột ngột trên lâm sàng có kèm theo chứng ù tai, 50% kèm theo tình trạng căng tai và sưng tai, 30% kèm theo hoa mắt, chóng mặt. Thậm chí, một số bệnh nhân còn gặp phải các triệu chứng tâm thần như lo lắng và trầm cảm.
Ngoài ra, bệnh nhân bị điếc đột ngột thường thức giấc vào ban đêm hoặc buổi sáng. Điếc một bên tai hoặc cả 2 bên và tình trạng điếc có thể dần dần trở nên tồi tệ hơn. May mắn thay, điều này chỉ là tạm thời, nó sẽ tốt hơn sau một vài ngày điều trị nghỉ ngơi. Nhưng nếu không được điều trị trong hơn 72 giờ, nó có thể gây ra tình trạng điếc vĩnh viễn.
Năm 2019, Học viện Phẫu thuật Đầu và Cổ Tai mũi họng Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng tiêu chuẩn chẩn đoán mất thính giác thần kinh nhạy cảm đột ngột là mất thính giác thần kinh nhạy cảm 3 lần liên tiếp với tần số lớn hơn hoặc bằng 30dB xảy ra trong vòng 72 giờ.
Ngoài ra, còn có một tình trạng điếc khác do tiếng ồn, gây ra bởi sự quấy nhiễu lâu dài của tiếng ồn. Ví dụ, đeo tai nghe mọi lúc, thậm chí không tháo ra mà cứ để vậy đi ngủ hoặc cố gắng tăng âm lượng của tai nghe để "thoát ly" tiếng ồn ở những nơi công cộng. Việc làm này tạo nên những âm thanh hỗn tạp với cường độ cao, cuối cùng dẫn đến mất thính giác.
Ngoài tác hại đến thính giác, việc làm này cũng có thể gây đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, cao huyết áp... ảnh hưởng vĩnh viễn, không thể phục hồi đến nhu động và bài tiết của dạ dày.
Âm thanh từ 110dB trở lên sẽ khiến các tế bào lông ở tai trong sẽ chết.
Âm lượng nào sẽ làm tổn thương tai?
Trước hết, chúng ta phải phân biệt âm lượng lớn là gì và âm lượng thấp là gì. Nói chung, với âm thanh trên 85dB, lâu ngày sẽ khiến bạn bị mỏi thính giác. Âm thanh từ 110dB trở lên sẽ khiến các tế bào lông ở tai trong sẽ chết.
Năm 1998, Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe lao động Hoa Kỳ (NIOSH) đã đưa ra các tiêu chuẩn:
|
Đối với việc đeo tai nghe thường xuyên, đầu ra âm lượng nói chung là khoảng 84 dB, một số âm lượng tần số cao thậm chí có thể đạt tới 120dB cộng với nhiễu âm thanh bên ngoài cũng đủ để phá hủy thính giác của bạn. Nếu đeo tai nghe hơn 8 giờ một ngày với âm thanh 85 - 130dB như vậy, thính giác của bạn sẽ sớm bị mất đi. Nếu âm lượng là 95dB trong 30 phút, bạn sẽ bị mất thính giác không thể phục hồi (điếc) trong vòng 2 - 3 năm.
Đeo tai nghe như thế nào cho an toàn?
Đầu tiên, trong một môi trường ồn ào, bạn tốt nhất không nên đeo tai nghe. Nếu bắt buộc phải sử dụng, bạn hãy chọn những loại tai nghe chống ồn. Tai nghe in-ear hiện nay hầu như không có chức năng khử tiếng ồn, đeo lâu sẽ đau màng nhĩ, đau vỏ não, sinh nhiều vi khuẩn, mất thính lực nghiêm trọng. Nhưng tai nghe chống ồn thì khác, nó cách âm tốt, có thể giảm tiếng ồn môi trường bằng cách giảm tiếng ồn thụ động xuống 15 - 20dB.
Tuy nhiên, cái gì cũng có nhược điểm của nó. Và vì khả năng chống ồn tốt như vậy nên tai nghe chống ồn khá đắt tiền!
Nếu bạn không có quá nhiều kinh phí để đầu tư cho 1 chiếc tai nghe chống ồn, thì bạn có thể yên tâm áp dụng nguyên tắc "60-60-60" đã được quốc tế công nhận. Tức là âm lượng không vượt quá 60% âm lượng tối đa, thời gian nghe không quá 60 phút và âm thanh môi trường bên ngoài không vượt quá 60dB khi đeo tai nghe.