Một vệ tinh NASA sắp rơi xuống Trái đất

Một vệ tinh theo dõi bức xạ Trái đất gần 40 tuổi của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) được dự báo rơi xuống Trái đất trong những ngày tới nhưng rủi ro được cho là thấp.


Vệ tinh ERBS sẽ rơi xuống Trái đất trong những ngày tới. (Ảnh: NASA).

Phần lớn vệ tinh nặng gần 2,5 tấn này sẽ bị đốt cháy khi rơi xuống bầu khí quyển, nhưng một số mảnh có thể vẫn chưa cháy hết, AP dẫn lời NASA. Dù vậy, NASA cho biết khả năng các mảnh vệ tinh gây nguy hại tới con người là “rất thấp”. Theo cơ quan trên, tỷ lệ con người bị đe dọa chỉ là 1/9.400.

NASA dự đoán vệ tinh có thể rơi vào lúc 18h40 ngày 8/1 (giờ miền Đông nước Mỹ, tương đương 6h40 ngày 9/1, giờ Việt Nam). Sai số của dự đoán có thể lên tới 17 giờ.

Trong khi đó, công ty hàng không vũ trụ Aerospace Corporation (Mỹ) dự đoán thời điểm rơi vào sáng 9/1 (tương đương chiều tối 9/1, giờ Việt Nam).

Vệ tinh theo dõi bức xạ Trái đất có tên ERBS này được phóng năm 1984 bằng tàu con thoi Challenger. Khi đó, ERBS được bà Sally Ride - người phụ nữ đầu tiên ra ngoài vũ trụ - phóng đi bằng cánh tay robot của tàu.

Cũng trong chuyến bay này, Kathryn Sullivan - một phi hành gia khác - trở thành người Mỹ đầu tiên bước đi ngoài vũ trụ.

Dù các nhà khoa học ban đầu chỉ dự tính sử dụng vệ tinh trong hai năm, thiết bị này đã có thể vận hành tới năm 2005, thời điểm thiết bị được cho “nghỉ hưu”.

Với ERBS, các nhà khoa học có thể nghiên cứu cách Trái đất hấp thụ và phản xạ năng lượng từ Mặt Trời, cũng như đánh giá về tình trạng tầng ozone, hơi nước hay khí NO2 trong khí quyển.

Cập nhật: 09/01/2023
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video