Mouth of Truth: Một chiếc mặt nạ bằng đá cẩm thạch hay máy phát hiện nói dối cổ xưa của Rome?

Truyền thuyết về Mouth of Truth (Bocca della Verità) rất lôi cuốn và ngang hàng với lịch sử phong phú của Rome.

Đối diện với bức tường của nhà thờ Santa Maria, ở Cosmedin, Rome, có một di tích vô cùng khó hiểu - một khuôn mặt bằng đá cẩm thạch bị phong hóa với cái miệng há hốc, nổi tiếng với cái tên "Bocca della Verità" hay "Mouth of Truth".

Theo truyền thuyết, khuôn mặt bằng đá cẩm thạch này sẽ trừng phạt sự dối trá và không trung thực bằng cách cắn đứt ngón tay của kẻ có tội.


“Mouth of Truth” là một đĩa khắc bằng đá với hình đầu người. Nó được nhiều người coi là máy kiểm tra nói dối lâu đời nhất trên thế giới. Những ai được cho là nói dối sẽ bị cái miệng này cắn khi cho tay vào trong đó. Một số khác lại cho rằng khi bạn đặt tay vào cái miệng này càng lâu thì bạn sẽ khắc ghi tên của người mình yêu thương vào tim càng lâu. Nếu bạn không bị cắn thì điều đó cho thấy rằng đây đích thực là tình yêu chân chính của bạn. (Ảnh: Unbelievable-facts).

Mục đích và danh tính của khuôn mặt bằng đá cẩm thạch có râu, nghiêm nghị này vẫn còn là một câu hỏi chưa được giải đáp. Tác phẩm điêu khắc hình tròn nặng 1.300kg này sở hữu vô số truyền thuyết xung quanh và ẩn chứa nhiều điều không thể giải thích được. Tuy nhiên không ai biết chắc chắn được rằng khuôn mặt này là của ai. Tác phẩm điêu khắc hấp dẫn này dày khoảng 20cm và đường kính là 175cm. Về mặt lịch sử, không ai biết chắc mục đích của nó khi được tạo ra là gì.


Có đường kính khoảng 175cm, bức phù điêu cẩm thạch này do người La Mã tạo ra vào thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên. Tới thế kỷ 17, nó được chuyển đến sảnh bên ngoài nhà thờ tại Cosmedin và ở đó đến nay. (Ảnh: Unbelievable-facts)

Khuôn mặt này nổi bật với hai con mắt rỗng, hai lỗ mũi và cái miệng há hốc. Theo hầu hết các học giả, đây có thể là khuôn mặt của Thần Biển, Oceanus. Một số học giả khác lại tin rằng khuôn mặt cũng có thể thuộc về Triton, vị thần Tiber, hay phổ biến hơn là Faun, vị thần rừng ngoại giáo.

Một số giả thuyết cho rằng khuôn mặt bằng đá cẩm thạch này có thể là một cái che miệng giếng hoặc một phần của đài phun nước ở La Mã cổ đại. Cũng có những giả thuyết khác cho rằng ban đầu nó có thể là một nắp cống ở Đền Hercules Victor gần đó. Mái của ngôi đền có không gian mở hình tròn, giống như đền Pantheon ở Rome.

Một số nhà sử học cũng suy đoán rằng nó có lẽ là nắp cống của Cloaca Maxima, một hệ thống cống thoát nước khổng lồ vẫn còn tồn tại được xây dựng ở La Mã cổ đại chảy vào sông Tiber. Với giả thuyết đó, sẽ là phù hợp nếu khuôn mặt thuộc về thần Oceanus, thần biển, để trông chừng dòng nước phun qua thành phố đổ ra sông.


Theo truyền thuyết, những du khách hay nói dối, đưa tay vào miệng phù điêu thì sẽ bị cắn đứt. Câu chuyện nghe có vẻ hoang đường nhưng lại có rất nhiều người tin. Vì thế, dòng người xếp hàng trước biểu tượng này để chờ cho tay vào Mouth of Truth cứ ngày một dài, nhằm chứng minh sự trung thực của mình. Bức phù điêu thậm chí còn trở nên nổi tiếng hơn khi xuất hiện trong bộ phim Roman Holiday, công chiếu năm 1953, có cảnh hai nhân vật chính dùng để kiểm tra lòng ngay thẳng. (Ảnh: Unbelievable-facts).

Tuy nhiên có một thực tế là không ai biết chắc chắn về nguồn gốc của Bocca della Verità. Truyền thuyết của người dân địa phương kể rằng nếu bạn đưa tay vào miệng của mặt đá cẩm thạch này và nói dối, bạn có thể sẽ bị mất tay như một hình phạt cho việc nói dối.

Truyền thuyết này có thể đã bắt đầu từ thời Trung cổ khi La Mã có đầy rẫy các tòa án, các vụ hành quyết và xét xử phù thủy! Bị cáo hoặc người bị tình nghi tại phiên tòa nếu bị kết tội sẽ bị chặt tay để trừng phạt.

Người ta tin rằng rất có thể Bocca della Verità được tạo ra như một máy phát hiện nói dối và ghi chép về điều này được tìm thấy trong một tài liệu từ khoảng những năm 1450. Một truyền thuyết nổi tiếng có từ thế kỷ 15 xoay quanh một nhà quý tộc nghi ngờ vợ mình ngoại tình và đưa cô ra xét xử trước “Mouth of Truth”. Người phụ nữ không chung thủy này đã bày ra một kế hoạch xảo quyệt để thoát khỏi sự phán xét của Mouth of Truth. Người tình của cô lúc đó đã ăn mặc như một kẻ điên bất ngờ tiến tới ôm lấy cô khi cô đưa tay vào miệng của Mouth of Truth. Khi đó cô ta đã nói rằng chưa có ai ngoại trừ chồng và người điên từng chạm vào cô. Về mặt kỹ thuật, điều này đã được chứng minh là sự thật xảo quyệt, nhưng dù sao cũng là sự thật. Theo đó cô  đã thoát khỏi sự phán xét của Mouth of Truth và lại chiếm được lòng tin của chồng.


Ảnh minh họa: Unbelievable-facts

Truyền thuyết về chiếc mặt nạ đá cẩm thạch với tư cách là trọng tài của sự thật đã tồn tại hơn 500 năm. Nhưng nó chỉ là một truyền thuyết. Sự bí ẩn của khuôn mặt cẩm thạch với đôi mắt rỗng, chiếc mũi và cái miệng há hốc đã góp phần phổ biến câu chuyện trong một nền văn hóa bị ám ảnh bởi các vị thần ngoại giáo, mê tín và những âm mưu đen tối.

Nhưng có thể có một số sự thật trong đó, chỉ là không phải toàn bộ sự thật. Trong suốt nhiều thế kỷ, các bản thảo và tài liệu tham khảo cho thấy câu chuyện có thể như sau: Nếu nhà chức trách coi người bị xét xử có tội, các đao phủ sẽ giấu mình sau chiếc mặt nạ, trang bị dao, rìu và sẵn sàng thực thi công lý.

Mục đích của khối đá cẩm thạch khổng lồ này và vị trí ban đầu của nó cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng vào khoảng thế kỷ 13, nó được chuyển đến nhà thờ thời Trung cổ Santa Maria. Sau đó, vào thế kỷ 17, sau một số công việc trùng tu nhà thờ, nó đã được chuyển đến vị trí hiện tại dựa vào bức tường nhà thờ.

Theo thời gian, các bản chuyển thể của chiếc mặt nạn đá cẩm thạch này đã được nhân lên. Hiện tại, một bản sao có kích thước tương tự như của mặt nạ đá cẩm thạch đang được lưu giữ tại Alta Vista Gardens ở California. Ngoài ra, còn có một tác phẩm điêu khắc ở Vườn Luxembourg ở Paris khắc họa một người phụ nữ đặt tay vào “Mouth of Truth”. 


 Tác phẩm điêu khắc ở Vườn Luxembourg ở Paris khắc họa một người phụ nữ đặt tay vào “Mouth of Truth”. (Ảnh minh họa: Unbelievable-facts).

Cập nhật: 16/10/2023 Phụ Nữ Số
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video