"Mũi điếc" gây hậu quả nặng nề đến cuộc sống hơn mức bạn tưởng

"Mũi điếc" hay "mũi không thính", hay nói cách khác là một người nào đó bị mất khứu giác hoặc có khứu giác kém thật ra không hề hiếm. Theo trang Popsci, cứ 20 người lại có một người mắc chứng bệnh này tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ.

Khứu giác không nhạy có thể là do hậu quả của bệnh viêm xoang mãn tính, hoặc bị tổn thương do virus cảm cúm hoặc thậm chí là chấn thương đầu. Đôi khi nó cũng là tiền thân của các bệnh về hệ thần kinh như Parkinson và Alzheimer. Tuy nhiên, nếu so sánh với các bệnh về giảm thính lực và thị lực thì sự quan tâm của các nhà nghiên cứu dành cho bệnh mất khứu giác kém hơn hẳn.

Để hiểu rõ hơn về những vấn đề mà người mắc chứng rối loạn khứu giác phải đối mặt, Popsci đã phân tích các văn bản và báo cáo về chứng Anosmia (mất khứu giác) của 71 người mắc bệnh. Các tài liệu đã tiết lộ một số điều đáng chú ý. Một trong số đó có thể kể đến việc người mắc chứng mất khứu giác cảm thấy bị cô lập, gặp nhiều khó khăn trong các mối quan hệ xã hội, sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng nghiêm trọng và những khó khăn cũng như chi phí trong điều trị bệnh. Nhiều người còn cho biết các bác sĩ thường có thái độ xấu, tiêu cực đối với người mắc chứng mất khứu giác. Vì vậy, họ gặp khó khăn trong việc điều trị hoặc tư vấn về chứng bệnh của mình.


Chứng Anosmia dẫn đến mối lo ngại về thể chất cũng như chế độ ăn uống và khẩu vị của con người.

Khứu giác kém, không thấy ngon miệng và kết quả là sụt cân

Chứng mất khứu giác hoặc khứu giác kém khiến những người mắc bệnh dễ bị tổn thương trước các mối nguy hiểm bên ngoài. Một số ví dụ điển hình có thể kể đến như không thể phát hiện thực phẩm bị hư hỏng hay khi khí gas bị rò rỉ. Bệnh cũng tác động tiêu cực đến một số các hoạt động và trải nghiệm trong cuộc sống. Thậm chí nó còn có khả năng gây ra những tác hại đáng sợ. Trong đời sống thường nhật, việc sử dụng khứu giác để thưởng thức trọn vẹn mùi vị của các món ăn, hay khám phá môi trường xung quanh để lưu lại những ký ức đáng nhớ đã trở thành tất yếu. Vì vậy, khứu giác của con người được sinh ra như một giác quan không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc mất đi giác quan này có thể gây tác dụng đảo ngược. Các nghiên cứu gần đây còn cho biết mất khứu giác là một trong những nguy cơ khiến bạn bị giảm tuổi thọ.

Nghiên cứu của trang Popsci cho thấy chứng Anosmia dẫn đến mối lo ngại về thể chất cũng như chế độ ăn uống và khẩu vị của con người. Do mất khứu giác, nên cảm giác ngon miệng khi ăn cũng kém đi. Một số người đã báo cáo họ bị giảm cảm giác thèm ăn và cân nặng sụt đi đáng kể. Những người khác cũng báo cáo thêm về sự suy giảm chung trong chất lượng chế độ ăn uống của họ. Khi nhận thức của con người về hương vị thức ăn giảm đi, thì họ lại càng hay ăn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp (đặc biệt là những chất chứa nhiều chất béo xấu, muối và đường).

Khứu giác kém gây rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng cả cuộc sống tình dục

Những cảm xúc tiêu cực mà những người có khứu giác kém trải qua có thể kể đến như bối rối, buồn bã, trầm cảm, và lo lắng. Nhiều bằng chứng chỉ ra rằng chúng ảnh hưởng trầm trọng đến mọi khía cạnh cuộc sống người bệnh; từ các mối bận tâm hàng ngày, chẳng hạn như vệ sinh cá nhân, đến việc mất đi khả năng thân mật với người khác và phá vỡ các mối quan hệ cá nhân. Một số người cho biết họ không thể cảm thấy sự vui vẻ mặc dù đó là những sự kiện đáng để chúc mừng. Việc không có khả năng liên kết mùi hương với những ký ức hạnh phúc có thể khiến những sự kiện này trở nên buồn tẻ, không còn đáng trải nghiệm.

Mất đi hứng thú với các hoạt động thường ngày chính là hệ quả của những cảm xúc được nhắc đến ở trên. Hơn thế nữa, đặc thù của chứng mất khứu giác là người bệnh khó biểu hiện cảm xúc, thái độ (có thể là do họ không cảm nhận được hương vị, mùi xung quanh), do đó nhận được ít cảm thông từ mọi người xung quanh. Một số khó khăn khác đối với người có khứu giác kém có thể kể đến việc ít giao tiếp xã hội, không có phương pháp điều trị hiệu quả hay hy vọng phục hồi ít ỏi. Nhiều người cho biết mối quan hệ của họ với những người khác bị ảnh hưởng vì chứng rối loạn khứu giác, có thể là họ không thích ăn cùng nhau nữa. Thậm chí một số các mối quan hệ đòi hỏi sự thân mật, đặc biệt là tình dục sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.

Các bệnh nhân rối loạn khứu giác phải chi trả những gánh nặng tài chính để điều trị bệnh. Tuy nhiên, một số người còn ảnh hưởng nặng nề nếu nghề nghiệp hoặc sự an toàn của họ phụ thuộc vào khứu giác. Những người tham gia chỉ ra rằng hầu như các tương tác của họ với bác sĩ đa khoa và các chuyên gia phẫu thuật tai, mũi, họng không giúp ích nhiều, thậm chí đôi khi còn mang đến cảm giác tiêu cực. Họ cảm thấy rất khó nhận được sự đồng cảm của bác sĩ. Đáng tiếc rằng hiện nay vẫn chưa có thiết bị nào hỗ trợ bệnh mất khứu giác như kính hay máy trợ thính đối với người mất thị giác và thính giác.

Tuy nhiên, điều đáng mừng là hiện nay chúng ta có thể cùng chia sẻ những thông tin rõ ràng và chính xác đến mọi người để giúp đỡ họ, mặc dù chưa có biện pháp điều trị dứt điểm cho bệnh này.

Cập nhật: 26/02/2020 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video