Muỗi sẽ không còn truyền bệnh trong tương lai

Cách đây một thập kỷ các nhà khoa học công bố có khả năng đưa một gien lạ vào trong genome của muỗi. Cách đây một năm, các nhà khoa học công bố sử dụng thành công một gen nhân tạo có khả năng ngăn cản virus trong muỗi sinh sản. Nhưng làm thế nào để có thể thực hiện công việc này chỉ với một số luợng muỗi ít ỏi trong phòng thí nghiệm cho hàng chục triệu con muỗi lây lan bệnh trên khắp thế giới?

Các nhà khoa học từ Virginia Tech và Trường Đại Học California Irvine đã chứng minh được khả năng thể hiện một gen lạ duy nhất trong germline của muỗi cái, một điều kiện tiên quyết cần thiết để thực hiện các chiến lược kiểm soát gen trong tương lai ở muỗi sao cho tất cả con cháu của muỗi trong phòng thí nghiệm và muỗi hoang dại sẽ mang gen có thể chặn đứng sự sinh sản của virus.

Hiện giờ, nếu muỗi nuôi trong phòng thí nghiệm không có khả năng hỗ trợ sinh sản của virus được đem giao phối với các con muỗi hoang dại truyền bệnh, thì chỉ có phân nữa con cháu của chúng mang gen chống virus

Muỗi Aedes aegypti mang virus sốt vàng da và sốt xuất huyết (Ảnh: Unep.org)

mà thôi. Các nhà nghiên cứu đã và đang nghiên cứu làm cách nào để thay đổi được kết quả này sao cho tất cả thế hệ con cháu sẽ mất khả năng truyền bệnh.Tuy nhiên, những thí nghiệm này đã bị cản trở bởi không có khả năng thể hiện gen lạ trong tế bào phôi thai của muỗi.

Nghiên cứu muỗi Aedes aegypti, muỗi mang virus sốt vàng da và sốt xuất huyết, các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu tạo ra một “hệ thống điều khiển gen” bằng cách sử dụng các thông tin được sao chép từ gen nanos (nos), một gen rất thiết yếu cho sự hình thành germline. “Hãy nghĩ đến các thông tin nanos như là chiếc chìa khoá để mở của phòng,” phó giáo sư côn trùng học Zach Adelman nói.

Sử dụng “chìa khóa” nanos, nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc đạt được sự biểu hiện cụ thể germline của Mos1, một enzyme được tách biệt khỏi ruồi là một yếu tố có thể đổi chỗ (TE) - một phần vật chất gen có khả năng di chuyển vòng quanh. Mos1 có thể di chuyển bất cứ vật gì dính vào nó và có thể nhân đôi bản thân nó và bất cứ thứ gì dính vào nó, chẳng hạn như gen điều khiển virus sốt xuất huyết ngừng sinh sản.

Và như vậy, trong tương lai, tất cả con cháu của muỗi sẽ không còn khả năng truyền bệnh được nữa.

Thanh Vân

Theo PhysOrg, Sở KH & CN Đồng Nai
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video