Mỹ "phản đối" đề xuất về khí hậu của G8

Một tài liệu tiết lộ Mỹ có vẻ đã phản đối dự thảo đề xuất của Đức tới các nước G8 về những biện pháp cứng rắn đối với khí thải nhà kính.

Mỹ sửa đổi nhiều điểm tronng bản dự thảo đề xuất trước hội nghị thượng đỉnh G8 sẽ được tổ chức tại Đức vào tháng sáu tới cho thấy "sự phản đối kịch liệt" bản dự thảo này. Đức muốn tất cả các thành viên của G8 thống nhất về mặt thời gian cũng như những mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính.

Greenpeace, tổ chức làm lộ tài liệu này, cho biết điều này chứng tỏ rằng thủ tướng Anh Tony Blair đã không thành công trong việc thuyết phục Mỹ thay đổi quan điểm.

Các nước đang phát triển chịu nhiều rủi ro nhất từ thay đổi khí hậu (Ảnh: AP)

Trong những đoạn nhận xét được in bằng mực đỏ, các nhà đàm phán của Mỹ bày tỏ sự thất vọng rằng những lo ngại mà Mỹ đưa ra trước đó đã không được xem xét đến. Trong những đoạn mà Mỹ muốn thay đổi, nhiều câu bị gạch hoàn toàn và nhìn toàn cục, Mỹ muốn giảm tính chắc chắn mà bản dự thảo muốn nêu lên trong việc đối phó với thay đổi khí hậu.

Một đoạn phê bằng bút đỏ có ghi: "Mỹ vẫn có những lo ngại lớn về bản dự thảo này." "Các xử lý thay đổi khí hậu đi ngược lại quan điểm chung của chúng tôi và đã vượt qua 'nhiều ranh giới đỏ' mà Mỹ sẽ không thể nhất trí."

"Chúng tôi đã cố gắng điều chỉnh nhưng chúng tôi chỉ có thể linh hoạt đến mức có thể và phản đối kịch liệt quan điểm của Đức."

Tuy nhiên, theo tin của AFP, tại Washington, các nghị sĩ cao cấp của Mỹ đã viết thư cho tổng thống bày tỏ sự lung lay về quan điểm của chính quyền đối với vấn đề thay đổi khí hậu.

Mỹ 'bị cô lập'

Các phóng viên nói rằng tài liệu này cho thấy triển vọng về một cuộc tranh cãi về vấn đề thay đổi khí hậu có thể xảy ra tại hội nghị thượng đỉnh G8, sẽ được tổ chức vào ngày 6 đến 8 tháng sáu tới tại Heiligendamm, Đức.

Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn dùng nhiệm kỳ chủ tịch G8 để ký kết một thỏa thuận về thay đổi khí hậu, bao gồm:

- Thỏa thuận giảm mức độ tăng nhiệt độ trung bình trong thế kỷ này xuống 2 độ C
- Vào năm 2050 giảm khí thải nhà kính trên toàn cầu xuống 50% so với mức năm 1990
- Tăng tiết kiệm năng lượng 20% vào năm 2020

Tổng giám đốc Greenpeace John Sauven mô tả quan điểm của Mỹ là "tội phạm". "Chính quyền Mỹ rõ ràng chỉ muốn lờ đi những thống nhất khoa học đã đạt được trên toàn cầu cũng như những lo ngại về thay đổi khí hậu trên chính nước Mỹ," ông nói. Theo ông, bà Merkel cần nhấn mạnh rằng Mỹ đang bị các thành viên G8 cô lập trên phương diện này.

Phát biểu hôm 24 tháng 5, thủ tướng Anh Tony Blair bảy tỏ rằng Mỹ có thể đang chuẩn bị thay đổi kế hoạch về khí hậu. Mỹ đã không chịu ký vào Hiệp định Kyoto năm 2001, trong đó có mục tiêu giảm khí thải nhà kính từ nay đến năm 2012.

Theo BBC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video