Nắng nóng ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào?

Điều kiện thời tiết quá nóng sẽ phá hủy hệ thống làm mát tự nhiên của cơ thể, đưa đến các thương tổn và cuối cùng là cái chết.

Nắng nóng ảnh hưởng tới sức khỏe của con người như thế nào?

Hơn 1.800 người đã thiệt mạng trong đợt nắng nóng tồi tệ nhất lịch sử Ấn Độ. Nhiệt độ lên đến gần 50°C, khiến các con đường ở New Delhi tan chảy và cháy xém cây trồng trong khu vực.

Aftab Ahmad - chuyên gia y học tại bệnh viện Apollo Health City cho biết có nhiều lý do dẫn đến tử vong. "Một trong số đó là vấn đề thích nghi khí hậu", ông nói với The Times of India. "Năm nay, nhiệt độ thay đổi đột ngột. Điều này làm rối loạn cơ chế phòng vệ của cơ thể”.

Khí hậu khắc nghiệt hoành hành ở Ấn Độ vô tình đã nhắc nhở cơ thể chúng ta dễ bị tổn thương như thế nào. Không thể thích ứng với điều kiện nóng nực, con người dễ bị say nắng và mất nước nghiêm trọng. Claude Piantadosi - giám đốc Trung tâm Y tế Duke cho biết con người không thể tồn tại trong thời gian dài, ở điều kiện nhiệt độ vượt quá nhiệt độ cơ thể.

Cơ chế làm mát

Thông thường, cơ thể tự làm mát bằng cách giải phóng năng lượng ra môi trường ngoài, thông qua bề mặt da. Nhiệt độ môi trường càng nóng, cơ chế này càng khó làm việc. Ở mức gần 38°C, hệ thống đảo chiều và dòng nhiệt sẽ quay ngược vào cơ thể.

Thời điểm đó, con người phụ thuộc vào một cơ chế làm mát thứ hai: mồ hôi. Mồ hôi nóng lên, chuyển thành hơi nước, làm giảm nhiệt độ bên trong cơ thể.

Tuy nhiên độ ẩm cao lại cản trở quá trình tiết mồ hôi. Mồ hôi khi ấy không bay hơi do bão hòa với độ ẩm không khí. "Sự kết hợp nhiệt độ và độ ẩm cao thực sự là điều khá nguy hiểm", Piantadosi nói. "Nó đánh bại cơ chế tản nhiệt của chúng ta".

Trường hợp xấu nhất

Cần biết rằng, cơ chế điều tiết mồ hôi chỉ hoạt động nếu chúng ta uống đủ nước, để bù đắp cho lượng nước hao hụt. Không có đủ nước, cơ thể bắt đầu bị mất nước. Máu lưu thông đến da giảm, từ đó ngăn chặn khả năng đổ mồ hôi. Nhiệt độ cơ thể bắt đầu nóng lên.

Nguy hiểm rình rập khi nhiệt độ cơ thể lên mức 40°C. Ở 40,5°C, con người có nguy cơ đột quỵ nhiệt. Khi nhiệt lên đến 42°C, các cơ quan bị tổn thương, dẫn đến tử vong.


Nắng nóng làm tan chảy một con đường ở New Delhi (Ấn Độ). ​

Một người bình thường, khỏe mạnh, không thích ứng với nhiệt độ cao, trong điều kiện nắng nóng sẽ đổ 1,5 lít mồ hôi mỗi giờ. Có người thích nghi với thời tiết nóng, với khả năng toát mồ hôi phát triển, tiết ra khoảng 2 lít mồ hôi trong một giờ. "Vì vậy người này thậm chí phải uống 2 lít nước mỗi giờ, chỉ để tồn tại", Piantidosi cho biết.

Nhiệt độ cao và thiếu nước là điều kiện hoàn hảo nhất để phá hủy nội tạng của con người. Nhiệt độ bên trong tăng vọt, nhịp tim tăng lên, máu chảy chậm lại và các cơ quan bắt đầu ngưng hoạt động. Thận ‘đóng cửa’, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể, một cách yếu ớt. Các cơ quan khác bắt đầu cùng chung số phận, sau cùng là thất bại.

Nhanh chóng gục ngã

Trong điều kiện nhiệt độ cực cao, tất cả chỉ diễn ra trong 1 giờ, thậm chí ít hơn. Não - một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, cũng bị ảnh hưởng do thiếu máu. Đó là lý do tại sao trong thời tiết nóng nực, nhiều người đưa ra quyết định thiếu chính xác, nghiêm trọng hơn là đe dọa tính mạng.

Tại những quốc gia đang đối mặt với nắng nóng, chính phủ khuyên mọi người không nên ra ngoài vào khoảng thời gian từ 11 đến 16 giờ để đảm bảo an toàn.

Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video