NASA cho hay: Một số sinh vật Trái đất có thể tạm thời sống sót trên sao Hỏa

Phát hiện này có thể mang lại những tác động to lớn đối với lĩnh vực du hành không gian.

Chúng ta có lẽ đang "đầu độc" sao Hỏa và bất kỳ thế giới nào khác dự định thám hiểm trong tương lai bằng các vi sinh vật từ chính Trái đất. Các nhà khoa học NASA và Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức vào năm 2019 đã phóng lên tầng bình lưu nhiều loại nấm và vi khuẩn trong khuôn khổ thí nghiệm MARSBOx. Tầng bình lưu, lớp khí quyển quan trọng thứ hai của Trái đất, nằm phía trên lớp ozone, có những điều kiện gần giống Hành tinh đỏ và là nơi lý tưởng để gửi các mẫu vật nhằm tìm hiểu xem chúng có thể sống sót trên sao Hỏa hay không. Nay, sau hơn một năm thử nghiệm, các nhà khoa học đã công bố kết quả, cho thấy quá trình sinh tồn của các bào tử của nấm mốc trên tầng bình lưu.

Tuy nhiên, các vi sinh vật chỉ có thể sống tạm thời trên bề mặt sao Hỏa mà thôi, và điều đáng nói là chúng có thể được hồi sinh sau khi trở lại bề mặt Trái đất. Nhóm nghiên cứu đã đặt các bào tử nấm thuộc loài Aspergillus niger và Salinisphaera shabanensis, cùng tế bào vi khuẩn Staphylococcus capitis subsp. capitis và Buttiauxella sp. MASE-IM-9 vào trong một khoang chứa bằng nhôm MARSBOx (viết tắt của Microbes in Atmosphere for Radiation, Survival, and Biological Outcomes Experiment). Có hai lớp mẫu vật trong khoang chứa, trong đó lớp bên dưới được che chắn trước bức xạ, cho phép NASA nhận biết được những hiệu ứng của bức xạ và những hiệu ứng của các điều kiện môi trường khác lên các mẫu vật. Một khí cầu của NASA đã mang khoang chứa này lên tầng bình lưu, nơi chúng sống trong những điều kiện tương tự sao Hỏa và tiếp xúc với bức xạ UV ở tần suất gấp hơn 1.000 lần bức xạ UV mà chúng ta thường tiếp xúc khi tắm nắng.


Khoang chứa bằng nhôm MARSBOx.

Vậy việc Aspergillus niger sống sót sau chuyến đi có ý nghĩa gì đối với lĩnh vực du hành không gian? Theo Katharina Siems, một thành viên của Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức:

"Đối với những sứ mệnh lâu dài của mình lên sao Hỏa, chúng tôi cần biết những vi sinh vật liên quan đến con người sẽ sống sót ra sao trên Hành tinh đỏ, khi mà một số có thể dẫn đến nguy cơ về mặt sức khoẻ cho các phi hành gia. Bên cạnh đó, một số vi sinh vật có thể là vô giá đối với việc khám phá không gian. Chúng có thể giúp chúng ta sản xuất thức ăn và các vật liệu cung ứng mà không lệ thuộc vào Trái đất, vốn rất quan trọng khi du hành xa Trái đất"

Năm ngoái, NASA đã cập nhật chính sách nhằm thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc ngăn không cho Mặt trăng và sao Hỏa bị con người đầu độc. Cơ quan này muốn đảm bảo họ không vô tình đưa các vi sinh vật hay các chất nhiễm độc khác từ Trái đất lên các thế giới khác, bởi điều đó có thể làm ảnh hưởng đến công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. Mang các vi sinh vật trở về nhà từ các thế giới khác cũng có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho môi trường của chúng ta. Siems giải thích rằng những thử nghiệm như MARSBOx "là một phương thức thực sự quan trọng nhằm giúp chúng ta khám phá mọi tác động của du hành không gian đối với vi sinh vật và cho chúng ta cơ hội sử dụng những kiến thức học được để mang lại những khám phá không gian tuyệt vời".

Cập nhật: 01/03/2021 Theo VnReview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video