Nếu bạn muốn cứu Trái đất, hãy bảo lũ bò ngừng "xì hơi" ngay bây giờ

Chắc bạn khó có thể tin được rắm của bò lại là một trong những nguyên nhân khiến Trái đất này đang bị ô nhiễm trầm trọng.

Nhiều người trong chúng ta coi rằng việc đánh rắm cũng không có gì to tát. Tuy nhiên, việc bò đánh rắm và ợ có thể đem đến những hậu quả cho Trái đất khi chúng tạo ra lượng khí methane giữ nhiệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khí hậu toàn cầu. Giờ đây, các nhà khoa học đã tìm ra cách để chấm dứt nguyên nhân gây ấm lên toàn cầu đầy lãng xẹt này.


Lượng chất thải và khí methane do gia súc thải ra có thể gây nên hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Có lẽ, việc bắt một loại vật phải dừng việc làm mang tính tự nhiên nghe chừng độc ác và không bình thường. Tuy nhiên, nó sẽ nguy hiểm hơn nếu để lượng khí methane từ gia súc thoát ra ngoài mà không có sự kiểm tra kỹ lưỡng. Ước tính mỗi năm, các loài gia súc như bò, dê và cừu sản sinh ra khoảng 100 triệu tấn menthane qua việc đánh rắm, ợ hơi và đi vệ sinh, chiếm khoảng 20% lượng khí methane trên toàn cầu. Đây quả là một con số đáng kinh ngạc.

Các nhà khoa học đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này mà không cần lũ gia súc phải trở nên thông minh hơn. Vài năm trước, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một hợp chất ít người biết tới, được gọi là 3-nitrooxypropanol (3-NOP). Hợp chất này gây ảnh hưởng lên khả năng tiêu hóa của động vật. Nếu bạn cho một lượng nhỏ hợp chất vào thức ăn gia súc, chúng sẽ giúp giảm lượng khí thải methane do các loài vật này thải ra lên tới 30%. Trong một trang báo trên tạp chí Proceedings of the National Academies of Sciences, các nhà khoa học đã giải thích lý do tại sao.

Qua phân tích trong phòng thí nghiệm, một nhóm các nhà sinh học từ viện nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha đã khám phá ra chính xác cơ chế hoạt động của 3-NOP. Chúng nhắm trực tiếp và chặn sự hoạt động của một loại enzyme đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khí methane. Loại enzyme này được tạo thành từ nhóm các vi sinh vật sống bên trong khoang dạ cỏ của dạ dày. Một lượng nhỏ 3-NOP sẽ giúp ngăn chặn loại enzyme này.


20% lượng khí methane thải ra trên thế giới là từ các trang trại gia súc.

Dạ cỏ là một trong 4 ngăn của dạ dày bò và nó đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa. Đây là nơi các vi khuẩn và nấm hoạt động cùng nhau để nghiền nhỏ các chất xơ, thực phẩm cứng và xử lý các loại thức ăn khó tiêu như lá, cỏ, các loại thực vật mà con người không tiêu hóa được. Nếu các chất bảo quản thực phẩm làm xáo trộn dạ cỏ của bò, vấn đề sẽ trở nên nghiệm trọng không chỉ với gia súc mà còn chính với nông dân.

Để kiểm tra tính khả thi của hợp chất này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thêm 3-NOP vào nhóm vi khuẩn đường ruột trong phòng thí nghiệm. Trong khi các chất hóa học giúp giảm đáng kể sự phát triển của methanogens, nó không gây nhiều ảnh hưởng lên các tế bào nấm và vi khuẩn giúp xử lý và tiêu hóa thức ăn.

Trên thực tế, việc thêm 3-NOP vào thức ăn cho gia súc cũng sẽ giúp ích cho những người nông dân. Lượng khí methane thải ra từ cơ thể gia súc là một nguồn năng lượng hao phí khi một phần thức ăn mà chúng đưa vào cơ thể không thể chuyển hóa thành cân nặng mà thoát ra ngoài.

Chúng tôi sẽ giúp cải thiện và tối ưu hóa lượng năng lượng hấp thụ vào gia súc. Thực tế, lượng methane bị thoát ra ngoài chiếm khoảng 12% năng lượng mà động vật hấp thụ”, David Yanez, đồng tác giả của nghiên cứu đã chia sẻ.

Nếu một ngày bạn không còn thấy những thứ mùi đặc trưng của gia súc đó trong trang trại của mình thì bạn cũng đừng quá ngạc nhiên. Nó không chỉ là cách giúp trang trại của bạn sạch hơn mà còn giúp Florida không bị nước biển nhấn chìm do ấm lên toàn cầu.

Cập nhật: 24/07/2024 Genk
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video