Nga lần đầu công bố 'thước phim hiếm' hé lộ bí mật vụ thử hạt nhân lớn nhất lịch sử

Mới đây Nga công bố đoạn phim 40 phút tường thuật chi tiết vụ thử vũ khí hạt nhân lớn nhất trong lịch sử.

Những bí mật lần đầu tiết lộ

Trong thời kỳ đen tối nhất của Chiến tranh Lạnh (1991 - 1947), Liên Xô và Mỹ không chỉ bước vào cuộc cạnh tranh xem ai chế tạo ra nhiều loại vũ khí nhất mà mỗi bên đều cố gắng tạo ra quả bom có sức công phá lớn nhất.

"Đã có một cuộc đua xem ai chế tạo ra quả bom lớn nhất" - Chuyên gia nghiên cứu lịch sử nguyên tử Robert S. Norris cho biết. "Và Liên Xô đã chiến thắng." Quả bom có sức công phá lớn nhất chính là Bom Sa Hoàng (Tsar Bomba).

Ngày 21/8 vừa qua, Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Rosatom, Nga đã công bố một thước phim tài liệu dài 40 phút về vụ thử vũ khí hạt nhân lớn nhất từng được tạo ra. Hé lộ những chi tiết lần đầu được biết tới trong vụ thử Bom Tsar.


Đoạn phim tiết lộ những chi tiết tuyệt mật trong vụ thử hạt nhân lớn nhất trong lịch sử nhân loại. (Ảnh: Rosatom).

Quả bom có mật danh Ivan được cho kích nổ vào ngày 30/10/1961 trên quần đảo Novaya Zemlya với đương lượng nổ 50 Mt, tương đương 50 nghìn tấn thuốc nổ được châm ngòi cùng lúc.

Sức công phá của bom Sa Hoàng gấp 3.333 lần bom nguyên tử Little Boy được thả xuống Hiroshima, Nhật Bản năm 1945, cũng mạnh hơn rất nhiều so với quả bom nhiệt hạch lớn nhất Mỹ từng sản xuất, với sức nổ 15 Mt.

Bộ phim tài liệu ghi lại chi tiết quá trình lắp ghép, vận chuyển và kích nổ quả bom, cho thấy sức mạnh khuấy đảo của thứ vũ khí khổng lồ này. Video mở đầu với chú thích: "Tối mật - Thử bom nhiệt hạch với sức nổ 50Mt".


Chiếu Tu-95V chở quả bom từ một sân bay cách bán đảo Novaya Zemlya 950km. (Ảnh: Rosatom).

Theo đó, Bom Tsar được vận chuyển bằng tàu hỏa tới căn cứ không quân Olenya, bán đảo Kola, Tây Bắc Nga. Sau đó, quả bom tiếp tục được đưa lên xe tải chuyển tới địa điểm lắp đặt là chiếc máy bay ném bom Tu-95V.

Tu-95V thả Tsar Bomba từ độ cao 10.500m cùng dù lượn để chiếc máy bay kịp đi ra khỏi vùng ảnh hưởng trước khi bom nổ. Đi cùng Tu-95V là "phòng thí nghiệm bay", chiếc phản lực Tu-16, được trang bị nhiều camera, thiết bị đo đạc vô tuyến, máy nghiệm dao động giúp đo lường sức nổ của quả bom.

Khi chạm tới độ cao 4.000m, Tsar Bomba được kích nổ.

Thời điểm vụ nổ diễn ra, một quả cầu lửa được nhìn thấy từ khoảng cách 1.000km, tạo thành đám mây hình nấm cao gấp 6 lần đỉnh Everest. Các camera đã phải đặt cách nơi diễn ra vụ nổ ít nhất 160km để ghi lại toàn bộ hình ảnh đám mây. Vụ nổ thậm chí có thể được quan sát và cảm nhận thấy ở Phần Lan, làm vỡ kính cửa sổ tại Phần Lan và Thuỵ Điển.


Vụ nổ tạo có sức hủy diệt tương đương 3.333 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima, Nhật Bản. (Ảnh: Rosatom).

Vài giờ sau, khi các chuyên gia Liên Xô xuống kiểm tra khu vực mặt đất, hàng chục kilomet xung quanh đã bị đốt cháy, băng tuyết bốc hơi và các toà nhà bị phá hủy. Một người quan sát nhận định: "Mặt đất xung quanh khu vực được san phẳng như sân trượt băng".

Tờ Sohu, Trung Quốc thì cho rằng Bom Sa Hoàng có sức công phá thứ hai trong lịch sử hành tinh, chỉ sau lần thiên thạch Chicxulub va chạm với Trái đất khiến loài khủng long tuyệt chủng.


Khu vực cho nổ bom Sa Hoàng. (Ảnh: Alamy).

Không ai thiệt mạng trong cuộc thử nghiệm nhưng quần đảo hình lưỡi liềm Novaya Zemlya đã trở thành khu vực ô nhiễm phóng xạ nhân tạo lớn nhất ở Bắc Cực. Đến tận ngày nay, hệ quả của việc thử vũ khí vẫn gây ô nhiễm phóng xạ nặng nề không chỉ trên lãnh thổ Liên Bang Nga mà còn ở Alaska, Mỹ và miền bắc Canada.

Năm 1963, Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân một phần ra đời nhằm ngăn chặn các vụ nổ thử hạt nhân trong không gian, trong khí quyển và trong môi trường nước. Các vụ thử hạt nhân giờ đang được thực hiện trong lòng đất và khả năng cao chúng ta sẽ không bao giờ chứng kiến một vụ thử vũ khí mạnh như Bom Sa Hoàng nữa.

Hiện thực dưới góc nhìn lịch sử

Trong một cuộc phỏng vấn, Alex Wellerstein, nhà nghiên cứu lịch sử hạt nhân tại Học viện công nghệ Stevens, New Jersey, Mỹ coi bộ phim tài liệu công khai trên Youtube này là "một bước đi quan trọng trong việc minh bạch hóa thông tin".

Những thông tin trong đoạn video này rất đầy đủ so với những gì công chúng thường biết đến về các vụ thử vũ khí hạt nhân, nhưng vẫn khéo léo giấu đi những chi tiết kỹ thuật bí mật.


Một vỏ bom kiểu Tsar Bomba được trưng bày tại Sarov, Nga. (Ảnh: Internet).

Tiến sĩ Norris, tác giả cuốn sách "Racing for the Bomb", đã trích dẫn lại những phản ứng của giới chức Mỹ tại thời điểm quả bom Sa Hoàng phát nổ năm 1961.

Roswell L. Gilpatric, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ năm 1961, phát biểu chỉ vài ngày trước vụ thử bom hạt nhân khổng lồ diễn ra, ông cho rằng đây là một dự án "có nhiều vấn đề tới mức vô lý và không đáng được phát triển".

Một tài liệu tuyệt mật khác được viết vào tháng 7 năm 1963, gần hai năm sau vụ nổ, có ghi rằng "Mỹ hiện có khả năng thiết kế một loại vũ khí có sức hủy diệt tương đương", nhưng vũ khí đó đã không bao giờ xuất hiện.

Qua nhiều thập kỷ, thách thức lớn nhất đối với các nhà sản xuất vũ khí hạt nhân trên khắp nước Nga, cũng như trên toàn thế giới, hóa ra không phải chạy đua tạo ra một quả bom lớn mà là chế tạo những quả bom nhỏ, hữu ích trong các cuộc chiến tranh.

Bom Sa Hoàng là thiết bị vật lý mạnh nhất từng được cho nổ trong suốt lịch sử loài người, không ai có thể phủ nhận điều đó, nhưng nó không có ý nghĩa ứng dụng trong thực tiễn.

Kích thước và trọng lượng 26,5 tấn của quả bom là trở ngại cực lớn nếu nó được đưa vào sử dụng trong một cuộc chiến tranh.

Ngược lại, những quả bom nhỏ được đánh giá là hữu ích hơn trong các cuộc tấn công có mục tiêu, chúng có thể được lắp trên đầu đạn tên lửa hoặc vận chuyện bằng xe tải, tàu ngầm... Tuy nhiên, vũ khí kích thước nhỏ sẽ khó khăn hơn trong việc giữ bí mật quân sự và tạo nên nhiều vụ bê bối gián điệp.

Năm 2019, một chuyên gia của Liên Hợp Quốc cho biết nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân đang ở mức cao nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Và nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân thực sự nổ ra, chứng kiến một Tsar Bomba thứ hai sẽ là điều không ai mong muốn.

Cập nhật: 27/08/2020 Theo Soha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video