Nghĩa trang Xiaohe nằm trong sa mạc Taklamakan ở tây bắc Trung Quốc nổi tiếng thế giới với hàng trăm xác ướp bí ẩn. Trong số đó, đáng chú ý là xác ướp "Công chúa Xiaohe" còn nguyên mái tóc, hàng mi dài và sở hữu nụ cười bí ẩn.
Nằm trên một cồn cát tự nhiên trong sa mạc Taklamakan ở tây bắc Trung Quốc, nghĩa trang Xiaohe hấp dẫn giới khảo cổ với hàng trăm xác ướp bí ẩn được tìm thấy trong các quan tài gỗ lớn. Theo các chuyên gia, nghĩa trang Xiaohe có niên đại khoảng 4.000 năm tuổi. Hàng trăm xác ướp được tìm thấy ở nghĩa trang Xiaohe gây chú ý khi còn gần như nguyên vẹn sau nhiều thế kỷ.
Xác ướp "Công chúa Xiaohe".
Các chuyên gia cho hay điều kiện môi trường khắc nghiệt, thời tiết hanh khô ở sa mạc Taklamakan đã giúp bảo quản các xác ướp vẹn nguyên theo thời gian. Một trong những xác ướp nổi tiếng nhất được tìm thấy tại nghĩa trang Xiaohe là xác ướp "Công chúa Xiaohe".
Xác ướp "Công chúa Xiaohe" được các chuyên gia xác định có niên đại khoảng 4.000 năm tuổi. Kết quả kiểm tra, nghiên cứu xác ướp cho thấy "Công chúa Xiaohe" có dàn da mịn, mũi cao, tóc màu hung và dài, hàng mi dài và cong vút.
“Nàng mặc trang phục đẹp đẽ, đội chiếc mũ đặc biệt hình tháp nhọn, mái tóc đen dài được thắt bằng một cái dây ruy băng màu hồng, buông xuống dưới chiếc mũ. Hai mắt nàng khẽ nhắm, mơ màng như đang ngủ, mũi xinh xắn, môi khẽ nhếch, để lại người đời sau nụ cười vĩnh cửu” - Nhà khảo cổ học người Thụy Điển miêu tả vẻ đẹp của Công chúa Tân Cương.
"Công chúa Xiaohe" cũng sở hữu nụ cười quyền rũ. Những đặc điểm này cho thấy "Công chúa Xiaohe" là một phụ nữ quyến rũ, xinh đẹp. Những đặc điểm gương mặt này của Xiaohe có nhiều điểm khác so với người châu Á sống vào thời điểm trên. Do đó, các chuyên gia tò mò không biết mỹ nhân xinh đẹp này đến từ đâu.
Cô gái có vẻ ngoài khác thường bởi làn da trắng, đôi mắt tròn và lớp tóc dài, trông giống người châu Âu hơn là người Trung Hoa.
Kết quả xét nghiệm ADN cho thấy, các xác ướp sở hữu bộ gene di truyền lai giữa người phương Đông và phương Tây.
Một xác ướp nam giới được xác định có các gene của người đến từ vùng Đông Âu.
Sau khi xem xét toàn bộ khu nghĩa trang này, các nhà khảo cổ xác định rằng nơi đây chứa khoảng 330 mộ, nhưng hơn 160 ngôi mộ đã bị phá huỷ theo thời gian.
Ngoài ra, còn có một điều kỳ lạ khác liên quan đến việc phát hiện xác ướp công chúa Tiêu Hà và những người tùy tùng. Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm kiếm manh mối trong phạm vi hàng trăm km từ khu mộ, nhưng không phát hiện bất cứ sự liên quan đến nào đối với những người được chôn cất ở khu di chỉ Xiaohe, giống như họ đã đến Tân Cương từ những nơi rất xa.
Sau khi qua đời, Xiaohe được chôn cất tại đây.
Một trong những giả thuyết được đưa ra là Xiaohe đến từ một địa điểm nào đó ở giữa khu vực Đông Nam châu Âu và dãy núi Ural. Xiaohe và cộng động của mình có khoảng thời gian định cư lâu dài ở sa mạc Taklamakan. Sau khi qua đời, Xiaohe được chôn cất tại đây. Không chỉ có diện mạo xinh đẹp, Xiaohe còn khoác trên mình trang phục ấn tượng, đội mũ có hình tháp nhọn màu trắng và đi đôi giày lót lông cổ cao.
- Xác ướp công chúa 2.500 năm tuổi sẽ được trả về nơi chôn cất
- Xác ướp "công chúa" gần 1000 tuổi vẫn còn nguyên tóc, lông mi dài cong vút
- Kính viễn vọng James Webb đã tiết lộ bí mật của vũ trụ: Big Bang chỉ là trí tưởng tượng của con người?
- Ảnh hiếm về Hiroshima và Nagasaki sau thảm kịch bom nguyên tử, 78 năm trôi qua vẫn gây ám ảnh
- Loạt ảnh cũ quý giá nhất cuối thời nhà Thanh: Tử Cấm Thành và cuộc sống người dân được khắc họa rõ nét