Ngáp quá nhiều là do não quá nóng

Chúng ta thường ngáp khi cảm thấy buồn ngủ, chán, hoặc thậm chí là bị "lây" khi nhìn thấy người khác ngáp. Trong một vài trường hợp, con người ngáp khi họ cảm thấy căng thẳng hay đứng trước những quyết định quan trọng. Mặc dù vậy, các nhà khoa học tại đại học Vienna (Áo) đã phát hiện nguyên nhân của những pha ngáp liên hồi, đó là cách giúp cơ thể kiểm soát nhiệt độ của bộ não để gia tăng sự tỉnh táo và khả năng trí não.

Não quá nóng khiến bạn ngáp quá nhiều

Con người có xu hướng ngáp khi mệt mỏi, căng thẳng hoặc thiếu kích thích - các yếu tố có thể dẫn tới sự thay đổi nhiệt độ của bộ não. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra liệu nhiệt độ không khí có thể ảnh hưởng tới mức độ ngáp của chúng ta hay không. Nhóm nghiên cứu đã cho khách bộ hành ở Vienna xem các bức ảnh người đang ngáp nhằm làm khởi phát hành động lây nhiễm ngáp. Họ tiến hành nghiên cứu đo lường tần số "lây lan ngáp" của 120 người ngẫu nhiên đang đi bộ trên đường phố tại thành phố Vienna, Áo.

Nghiên cứu được thực hiện trong cả mùa đông (nhiệt độ trung bình 1,4 độ C) và mùa hè (nhiệt độ trung bình 19,4 độ C). Kết quả thu được là nhóm 18 người có hành động ngáp. Nhóm 18 này sau đó đã được chọn để tiến hành khảo sát nhằm xác định các nguyên nhân dẫn đến hành động ngáp trong thời gian thử nghiệm. Những câu hỏi trong bảng khảo sát bao gồm thông tin về giới tính, độ tuổi, rời khỏi nhà trong bao lâu và đã ngủ trong thời gian bao lâu. Một trong những yếu tố trên là cơ sở để xác định mối tương quan với hành động ngáp cuộc thử nghiệm.

Bên cạnh đó, số lượng người ngáp cũng có sự khác nhau rõ rệt giữa 2 mùa: 18,3% số người tham gia thử nghiệm ngáp đã ngáp vào mùa đông, trong khi đó, con số này lên tới 41,7% vào mùa hè. Tuy vậy, khi đem so sánh với một nghiên cứu tương tự của Mỹ, được tiến hành tại Tucson, bang Arizona. Thử nghiệm trước đây đã kết luận rằng, tại những khu vực hanh khô, con người có xu hướng ngáp nhiều hơn vào mùa đông (nhiệt độ khoảng 22 độ C) so với vào mùa hè (nhiệt độ khoảng 37 độ C). nơi có khí hậu khô, các chuyên gia phát hiện, người ở Vienna ngáp nhiều hơn vào mùa hè, trong khi người ở Arizona thì ngược lại, ngáp nhiều hơn vào mùa đông. Nhóm nghiên cứu kết luận, ngáp lây nhiễm nhiều khả năng xảy ra nhất khi nhiệt độ quanh mức 20 độ C. Tần suất ngáp giảm xuống khi nhiệt độ vào khoảng 37 độ C vào mùa hè ở Arizona và giảm sâu xuống mức đóng băng ở Vienna vào mùa đông.

Theo tiến sĩ Jorg Massen, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Áo, ngáp dường như vô tác dụng khi nhiệt độ không khí cao ngang bằng cơ thể hoặc khi ở mức đóng băng. Điều này đã xác thực kết quả một nghiên cứu trước đây rằng, con người ngáp sau khi nhiệt độ cơ thể tăng lên. Trong khi đó, độ tuổi, giới tính và giấc ngủ đêm trước đó không có ảnh hưởng nhiều tới hành động ngáp của chúng ta. Biểu hiện thông thường của ngáp là há miệng rộng và thở ra hơi thật dài. Hơi thở này khác với thở dài thông thường. Khi ngáp, các cơ mặt, cơ lưỡi và cơ cổ co mạnh, áp lực trong khoang miệng đột ngột tăng lên. Áp lực này tác động lên khoang mũi, ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi, do đó nước từ tuyến lệ tràn ngược lên.

Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu khoa học Andrew Gallup, hiện làm việc tại Đại học bang New York, đã tìm được nguồn cảm hứng từ công trình từ học đại học của mình, khi nhận ra rằng ngáp có thể giúp thư giãn não và ngăn não bộ bị quá nhiệt. Gallup lập luận rằng chuyển động mạnh của hàm khiến di chuyển lưu lượng máu xung quanh hộp sọ và giúp giải nhiệt dư thừa, trong khi việc hít sâu mang không khí lạnh vào các hốc xoang và vào xung quanh động mạch cảnh trở lại vào trong não. Hơn nữa, các động tác của ngáp cũng có thể uốn cong màng của các xoang - thổi cơn gió nhẹ thông qua các lỗ hổng làm bay hơi các chất nhầy trong mũi chúng ta và điều đó làm thư giãn đầu của chúng ta như kiểu có máy điều hòa nhiệt độ.

Quan trọng hơn, là việc làm mát não này có thể lý giải được những điều tưởng như mâu thuẫn về việc ngáp hàng loạt. Nhiệt độ cơ thể của chúng ta tăng lên một cách tự nhiên trước và sau khi ngủ. Làm mát não cũng có thể làm cho chúng ta tỉnh táo hơn - đánh thức ta dậy khi ta đang chán và mất tập trung. Có lẽ đọc tới đây thì nhiều người cũng sẽ bắt đầu ngáp rồi, và nếu vậy thì hãy ngáp cho thoải mái để thưởng thức một trong những bí ẩn lâu dài nhất của cuộc sống.

Theo Genk
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video