Nghiên cứu đo tốc độ giọt bắn chứa virus khi ho

Các nhà nghiên cứu sử dụng “buồng ho” để đo giọt bắn bay nhanh và xa tới mức nào từ người ho không che miệng khi mắc bệnh.  

Eric Savory, giáo sư chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí và Vật liệu tại Đại học Western, Ontario, Canada, hợp tác với các nhà vi trùng học ở bệnh viện Sunnybrook để khám phá đường di chuyển của những giọt bắn từ người bị cúm mùa để hiểu rõ hơn những điều kiện môi trường ảnh hưởng tới quá trình lây nhiễm. Họ đã công bố nghiên cứu trên tạp chí Indoor Air. Theo Savory, việc lây nhiễm phụ thuộc vào kích thước giọt cũng như lượng virus trong những giọt đó. "Càng ở xa người khác, bạn càng ít có nguy cơ nhiễm bệnh hơn khi họ ho hoặc hắt hơi", Savory nói.


Thiết kế "buồng ho" của giáo sư Savory. (Ảnh: Phys.org).

Những nghiên cứu trước đây đo trực tiếp giọt bắn ngay trước miệng. Savory cho rằng đó không phải là cách phù hợp để thu được dữ liệu tốt nhất. Để tìm bằng chứng thuyết phục, Savory không sử dụng vật mô phỏng như mannequin như các nghiên cứu khác. Năm 2018, Savory tạo ra "buồng ho" nhằm tiến hành 77 thí nghiệm với 58 đối tượng khác nhau, bao gồm 21 người bị cúm  và 12 người mắc bệnh hô hấp hoặc virus theo mùa.

Buồng ho là một khối khép kín 2 mét có lỗ và điểm tỳ cằm ở một đầu để tình nguyện viên ho qua đó. Savory sử dụng camera tốc độ cao và đèn laser để xác định vận tốc của giọt bắn. Sau đó, anh theo dõi chuyển động của những hạt này khi không khí lưu thông. Ở tốc độ tối đa quan sát giữa buồng, tốc độ của giọt bắn lên tới 1,2 mét mỗi giây.

"Các giọt vẫn phát tán khá nhanh ngay cả ở khoảng cách an toàn theo khuyến cáo", Savory giải thích. "Không có lý do thực sự logic để kết luận khoảng cách 2 mét là an toàn, nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với 1 mét hoặc thấp hơn. Chúng tôi không khẳng định bạn sẽ nhiễm bệnh. Chúng tôi chỉ nêu nguy cơ. Tất nhiên, nguy cơ giảm khi bạn đứng xa hơn".

Tốc độ giọt bắn khi ho ở tình nguyện viên bình thường và người nhiễm bệnh gần giống nhau. Việc nhiễm bệnh không làm tăng tốc độ hoặc số lượng giọt bắn. "Thật khó để tránh khi ai đó ho. Khi bạn phản ứng, giọt bắn đã lan tới bạn. Nếu bạn ở cách người ho không che miệng 2 mét, trong vòng khoảng 3 giây, những giọt bắn sẽ đến chỗ bạn và tiếp tục di chuyển xa hơn. Ngay cả khi bạn ở cách 2,5 mét, giọt bắn từ cơn ho vẫn có thể di chuyển ở tốc độ 0,2 mét mỗi giây", Savory giải thích.

Nghiên cứu của Savory cho thấy 10% giọt bắn từ cơn ho vẫn ở trong không khí sau 4 giây. Cơ quan Y tế Canada khuyến cáo người dân nên dùng khuỷu tay thay vì bàn tay để che khi ho hoặc hắt hơi nhằm ngăn mầm bệnh bám vào các bề mặt tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, cây ATM hoặc màn hình cảm ứng.

Savory đang xem xét cụ thể ý nghĩa của phát hiện đối với Covid-19. Cộng tác với Eric Arts ở Trường Y và Nha khoa Schulich và Franco Berruti ở Khoa Kỹ thuật Hóa học và Hóa sinh học tại Đại học Western, Savory dự định kiểm tra đường đi của giọt bắn chứa nCoV trong không khí và phân tích những bề mặt vật liệu khác nhau để xác định khả năng sống sót của virus trong nhiều điều kiện nhiệt độ và độ ẩm. Nghiên cứu tiếp nối này sẽ được tiến hành tại phòng thí nghiệm ImPaKT của Đại học Western, nơi Arts và cộng sự đang phát triển một loại vaccine ngừa Covid-19.

Cập nhật: 18/04/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video