Nghiên cứu mới gây bất ngờ về cá hề "Nemo"

Nghiên cứu cho thấy, cá hề ít khi chia sẻ ngôi nhà của mình với các cá thể khác cùng loài. Cá hề thường sống một mình hoặc trong các cặp đôi, và chúng thường giữ khoảng cách xa nhau trong tự nhiên.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã phát hiện cách cá hề đuổi những vị khách không mời ra khỏi nhà thông qua đếm đường sọc trắng, Guardian đưa tin.


Cá hề có thể phân biệt số lượng sọc trắng khác nhau. (Ảnh: Wolfgang Polzer/Alamy)

Theo nghiên cứu, loài hải quỳ mà cá hề thường trú ngụ cũng có thể là ngôi nhà tạm thời cho loài khác - miễn là chúng có sọc ngang hoặc không có sọc nào cả. Tuy nhiên, cá hề lại thường không sống chung với loài có đường kẻ sọc dọc giống chúng.

Thay vào đó, thí nghiệm chỉ ra chúng trở nên hung hãn hơn với mô hình cá được vẽ họa tiết như vậy.

"Có thể có yếu tố khác, ngoài những đường sọc trắng dọc, đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt cùng loài”, tiến sĩ Kina Hayashi, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa, là tác giả chính của nghiên cứu, nói.

“Nhưng thí nghiệm này ít nhất gợi ý rằng số lượng đường sọc trắng dọc quan trọng trong việc chúng phân biệt loài và quyết định liệu có tấn công hay không", bà cho hay.

Trong bài viết được đăng trên Journal of Experimental Biology, các nhà nghiên cứu tại Nhật Bản mô tả cách họ bắt cá hề non chưa từng nhìn thấy loài khác và đặt chiếc hộp nhỏ trong suốt vào bể.

Trường hợp thứ nhất, hộp chứa con cá cùng loài - có thân màu cam với 3 sọc trắng dọc.

Trường hợp thứ hai, hộp chứa loài cá hề khác - orange skunk clownfish - chỉ có một sọc ngang màu trắng duy nhất dọc lưng.

Kết quả cho thấy, những con cá hề có tần suất hành vi hung hãn nhiều hơn đối với thành viên cùng loài của chúng.

Sau đó, nhóm nghiên cứu cho cá hề tiếp xúc với mô hình cá sơn màu cam chia thành 4 loại: Không có, có một, 2 hoặc 3 sọc trắng dọc.

Họ nhận thấy tần suất hành vi hung hăng của nhóm này đối với mẫu không có sọc thấp hơn nhiều so với mẫu có sọc.

Dựa trên hành vi của cá thể, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy cá hề hung dữ hơn đối với mô hình có 3 sọc dọc so với một sọc.

Hayashi cho biết kết quả này rất thú vị vì vai trò sinh thái của sọc trắng ở cá hề - còn được gọi là cá hải quỳ - trước đây chưa rõ ràng.

“Kết quả này ủng hộ quan điểm cho rằng cá hải quỳ có thể phân biệt số lượng sọc trắng khác nhau và sự khác biệt về số lượng sọc trắng giúp cá hải quỳ phân biệt loài của chúng”, bà nói.

Cập nhật: 15/02/2024 Znews
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video