Một nghiên cứu vừa công bố đã chia sẻ bằng chứng mới nhất về nguyên nhân đã giết chết loài khủng long.
Hai nhà địa chất Brenhin Keller và Alexander Cox từ Đại học Dartmouth (Mỹ) đã phát triển một phương pháp mới để đưa ra kết luận nguyên nhân khiến khủng long tuyệt chủng là do khí độc.
Hầu hết các nghiên cứu về vấn đề này đều bắt đầu bằng giả định rằng sự tuyệt chủng hàng loạt cách đây 66 triệu năm là do một tiểu hành tinh lao vào Trái đất hoặc một vụ phun trào núi lửa gây ra.
Nghiên cứu mới cho rằng, nguyên nhân khiến khủng long tuyệt chủng là do khí độc.
Các nhà địa chất Keller và Cox đã sử dụng mô hình máy tính để tính toán. Đối với dữ liệu đầu vào, họ xem xét các lõi trầm tích hình trụ được khoan từ sâu bên dưới đại dương.
Những lớp đất đó, các vi sinh vật gọi là foraminifera, đưa ra manh mối về độ axit của đại dương theo thời gian cũng như lượng carbon và sulfur dioxide trong môi trường.
Hai loại khí này được cho là có vai trò trong vụ tuyệt chủng giết chết loài khủng long và 75% sự sống trên Trái đất.
Tuy nhiên, các nhà khoa học tranh luận liệu chúng được giải phóng do một cuộc tấn công của tiểu hành tinh hay một loạt vụ phun trào núi lửa.
Các nhà địa chất Keller và Cox đã mô phỏng các kịch bản khác nhau, sử dụng mô hình thống kê Monte Carlo chuỗi Markov để tính toán xác suất dựa trên bằng chứng thu được.
Họ phát hiện ra rằng khí thoát ra từ núi lửa là lời giải thích đầy đủ cho những thay đổi môi trường dẫn đến sự diệt vong của loài khủng long.
Trong khi đó, một cuộc tấn công của tiểu hành tinh gần như đồng thời, để lại một hố lớn ở Vịnh Mexico, lại ít có ảnh hưởng tới cuộc diệt chủng.
Trong nỗ lực lập mô hình của mình, các nhà địa chất Keller và Cox đã dùng song song hàng chục bộ xử lý máy tính. Được thực hiện lần lượt, các mô phỏng của họ mất hơn một năm để thực hiện. Trong khi đó, do các mô hình hoạt động đồng thời nên dữ liệu được thu thập trong vòng vài ngày.