Không phải thiên thạch, thứ thực sự giết chết khủng long là gì?

  •   4,38
  • 10.423

Người ta vẫn nghĩ thiên thạch là thứ giết chết khủng long. Nhưng thực sự, thứ gây ra chuyện đó là một yếu tố khác.

Theo thường thức, chúng ta vẫn luôn tin rằng thiên thạch khổng lồ rơi xuống Trái đất hàng triệu năm trước là nguyên nhân khiến khủng long tuyệt chủng. Thế nhưng, đó chỉ là một phần của câu chuyện thôi.

Đành rằng viên thiên thạch cũng khiến số lượng khủng long giảm đi đáng kể, nhưng không phải là lý do chính. Những gì xảy ra đối với bầu khí quyển và khí hậu toàn cầu sau đó mới là nguyên nhân đẩy nhóm sinh vật khổng lồ này vào cửa tử.

Thiên thạch không phải là nguyên nhân chính.
Thiên thạch không phải là nguyên nhân chính.

Tuy nhiên, quá trình này diễn ra như thế nào, loài người chưa từng nắm rõ. Và mới đây, nghiên cứu do Viện Potsdam (Đức) thực hiện đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.

Cụ thể, tiến sĩ Julia Brugger - chủ nhiệm nghiên cứu đã sử dụng một số thiết bị mô phỏng khí hậu nhằm thể hiện lại những hậu quả do thiên thạch gây ra, bao gồm cháy rừng, núi lửa phun... cùng vô vàn vật chất được thải vào trong khí quyển.

Mô phỏng của nghiên cứu.
Mô phỏng của nghiên cứu.

Brugger kết luận rằng lượng lưu huỳnh (sulphate) thải vào khí quyển sau khi thiên thạch rơi xuống là thứ đã giết hầu hết khủng long. Trong khi các hóa chất khác theo mưa tan biến hết, lưu huỳnh lại có xu hướng ngưng kết, tạo thành một lớp màng chắn ngăn không cho ánh Mặt trời chiếu xuống.

Quá trình này đã khiến cho nhiệt độ toàn cầu tụt hẳn xuống. "Thời tiết trở lạnh, ý tôi là cực kỳ lạnh" - Brugger chia sẻ. Tính trung bình, nhiệt độ toàn cầu đã tụt đến 26 độ C, đến nỗi khu vực nhiệt đới cũng chỉ quanh quẩn ở nhiệt độ đóng băng trong vòng 3 năm.

Những gì xảy ra sau đó mới là nguyên nhân khiến khủng long tuyệt chủng.
Những gì xảy ra sau đó mới là nguyên nhân khiến khủng long tuyệt chủng.

Theo tiến sĩ Georg Feulner - đồng chủ nhiệm nghiên cứu: "Quá trình hạ nhiệt kéo dài do lưu huỳnh chịu trách nhiệm chính cho vụ đại diệt chủng. Tác động của nó còn lớn hơn những đại thiên tai như núi lửa phun, cháy rừng hay sóng thần".

Chưa hết! Nhiệt độ giảm đột ngột còn làm thay đổi dòng nước. Nhiệt độ bề mặt hạ xuống, toàn bộ chất dinh dưỡng chìm xuống đáy. Sau 3 năm khi ánh Mặt trời quay lại, nhiệt độ ấm dần kết hợp cùng lượng dinh dưỡng sẽ làm các loài tảo độc bùng nổ - giống như hiện tượng thuỷ triều đỏ ngày nay. Tất nhiên, những loại khủng long còn sót lại dưới biển cũng không còn đường sống sót.

Brugger cho biết, các dữ liệu chỉ ra rằng phải cần hơn 30 năm để môi trường Trái đất trở lại bình thường. Những thay đổi đột ngột đã khiến phần lớn sinh vật, bao gồm cả các loài thú nữa. Chỉ một số ít thú vật vượt qua được cơn khủng hoảng này, và thực sự chúng rất xứng đáng được tôn trọng.

Cập nhật: 20/01/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 4,38
  • 10.423