Nghiên cứu tiết lộ sự thực thú vị về tuổi thọ tối đa của con người

Dù tuổi thọ của con người vẫn đang tăng nhưng không có nghĩa là không có giới hạn, các chuyên gia nhận định những người sống trên 115 tuổi hiện vẫn còn hiếm.

Bà Helen Reichert, một cư dân New York, đã qua đời ở tuổi 109 khi vẫn còn nguyên sở thích uống bia Budweiser và thậm chí còn dự định quay lại thói quen thời thanh niên.

Em trai của bà Reichert, ông Irving Khan - người nắm giữ kỷ lục là nhà đầu tư cao tuổi nhất tại Phố Wall (Mỹ) - cũng đã qua đời ở độ tuổi tương tự người chị gái.


Người cao tuổi tại một trung tâm dưỡng lão ở Lens, Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Đây là khoảng độ tuổi qua đời của nhóm những người “siêu cao tuổi,” thường sống đến từ 110 đến 115 tuổi. Đặc biệt nhất là cụ Jeanne Calment, một phụ nữ người Pháp, người được tin là duy nhất sống đến 122 tuổi năm 1997, vượt qua ngưỡng 120 tuổi.

Để hiểu sâu hơn về 'độ tuổi tối đa' của con người và để xác nhận xem loài người đã đạt được đến mức tuổi thọ tối đa hay chưa, một nhóm các nhà toán học đã bắt tay vào công trình nghiên cứu với niềm tin rằng tuổi thọ cao nhất trong nhóm những người “siêu cao tuổi” còn có thể cao hơn nữa.

Trong một ấn phẩm gần đây trên tạp chí PLOS One, David McCarthy, giáo sư chuyên ngành quản trị rủi ro tại Đại học Georgia, đề ra giả thuyết rằng con người, đặc biệt là phụ nữ, có thể sống thọ hơn 122 tuổi trong những thập kỷ tới.

Theo các mô hình phân tích toán học của Giáo sư McCarthy, phụ nữ sinh năm 1940 ở Nhật Bản có thể đạt đến độ tuổi tối đa là 125 đến 130 tuổi, trong khi những người sinh ra ở Mỹ có thể đạt đến độ tuổi tối đa là khoảng 120 đến 125.

Ông McCarthy nhấn mạnh bằng chứng tổng hợp từ các mô hình toán học - do nhóm nghiên cứu xây dựng - cho thấy tuổi thọ tối đa của con người ngày càng tăng, chỉ ra rằng giới hạn sinh học của loài người không cố định mà ngày càng mở rộng.

Với điều kiện ổn định, một số người có thể vượt qua kỷ lục về tuổi thọ hiện tại, đồng thời nhấn mạnh tuổi thọ tối đa vẫn có xu hướng tăng.

Dù tuổi thọ của con người vẫn đang tăng nhưng không có nghĩa là không có giới hạn. Các chuyên gia nhận định những người sống trên 115 tuổi hiện vẫn còn hiếm.

Ở Mỹ, tuổi thọ trung bình đang ở mức khoảng 76 tuổi, do người Mỹ trẻ tuổi dường như có xu hướng qua đời sớm. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những người khi đã qua tuổi 75 thường thể hiện sự kiên cường và trường thọ.

Xu hướng gần đây cho thấy số người đạt đến độ tuổi 70, 80 và 90 ngày càng tăng so với các thế hệ trước.

Brandon Milholland, cựu nghiên cứu sinh sau tiến sỹ tại Đại học Y khoa Albert Einstein, đồng tác giả một bài báo trên tạp chí Nature năm 2016, khẳng định rằng giới hạn tuổi thọ của con người hầu như không thay đổi kể từ những năm 1990, với độ tuổi tối đa trung bình dao động quanh mức 115.

Ông Milholland cũng không loại trừ khả năng rằng trong một thời điểm nào đó ở tương lai, với những tiến bộ khoa học cho phép con người giảm tuổi sinh học khi tuổi thọ tăng (được hiểu là nhiều tuổi cao hơn nhưng sức không yếu đi).

Dù vậy, theo ông Milholland, thách thức nằm ở việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của yếu tố lão hóa thay vì chỉ điều trị các triệu chứng của nó.

Trên thực tế, các chuyên gia đang nghiên cứu các loại thuốc để kéo dài tuổi thọ của con người. Các nhà nghiên cứu đang khám phá tiềm năng của các loại thuốc có giá thành phù hợp để nâng cao tuổi thọ của con người song song với đảm bảo sức khỏe sinh học dẻo dai.

Cùng với đó, những tiến bộ trong việc tìm hiểu cơ chế gây ra tình trạng thoái hóa như bệnh Alzheimer có thể hỗ trợ xác định các khuynh hướng di truyền và các yếu tố có thể ảnh hưởng thời điểm qua đời.

Tuy nhiên, có thực tế mà các nhà nghiên cứu đều nhất trí đó là khó có thể có một công thức chung để đạt được mục tiêu kiềm chế lão hóa vượt trội.

Đúng hơn, tuổi thọ của một cá nhân chịu tác động bởi vô số yếu tố phức tạp và bí ẩn, bao gồm di truyền, lối sống, ảnh hưởng của môi trường và các yếu tố khác.

Giáo sư Emily Rogalski của Northwestern, một nhà khoa học thần kinh nhận thức chuyên nghiên cứu về não bộ của những người lớn tuổi nêu rõ không có công thức chung nào có thể áp dụng phổ biến cho mọi cá nhân để tăng tuổi thọ mà vẫn kiềm chế lão hóa bởi thực tế rằng các yếu tố quyết định tuổi thọ rất đa dạng và mang tính cá nhân hóa, phản ánh sự tương tác độc đáo của các yếu tố đa dạng trong cuộc sống của mỗi người.

Cập nhật: 28/03/2024 TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video