Ngồi bắt chéo chân - Nguyên nhân của nhiều bệnh

Tư thế ngồi vắt chéo chân nọ lên chân kia là chuyện diễn ra thường xuyên với rất nhiều người. Chuyện tưởng như vô hại này gần đây đã được các nhà khoa học khám phá: tư thế ngồi và vắt chéo chân là nguyên nhân của nhiều bệnh.

Nghiên cứu cho thấy hậu quả của việc ngồi bắt chéo chân quá lâu bao gồm: tăng huyết áp, giãn tĩnh mạch và tổn thương dây thần kinh.

Hội chứng tê liệt dây thần kinh xương mác

Nếu ngồi ở một tư thế nào đó quá lâu sẽ khiến chân và bàn chân của bạn bị tê. Ngồi bắt chéo chân có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh xương mác ở phía sau đầu gối, vốn mang lại cảm giác cho phần cẳng chân và bàn chân, nhưng cảm giác tê chỉ là tạm thời. Tuy nhiên khi giữ nguyên tư thế trong nhiều giờ có thể dẫn đến hội chứng tê liệt dây thần kinh xương mác, khiến bạn không thể nâng phần nửa trên của bàn chân và các ngón chân. Trên thực tế, để cảm giác tê chân không xảy ra do ngồi bắt chéo chân, chúng ta nên thay đổi tư thế ngay khi cảm thấy khó chịu.


Ngồi bắt chéo chân có thể làm tăng huyết áp tạm thời.

Ảnh hưởng tới huyết áp

Khi đo huyết áp, bác sĩ hoặc y tá thường yêu cầu bạn đặt tay trên bàn và không ngồi bắt chéo chân. Lý do là vì họ lo ngại rằng việc ngồi bắt chéo chân sẽ tác động tới kết quả khám do làm tăng huyết áp. Năm 2010, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc ngồi bắt chéo chân có thể làm tăng huyết áp, trong khi một nghiên cứu khác cho rằng điều này không gây nên sự khác biệt. Tuy nhiên, khá nhiều các nghiên cứu này chỉ có quy mô nhỏ và dựa vào việc lấy kết quả huyết áp chỉ một lần.

Một trong các nghiên cứu có quy mô lớn hơn được thực hiện ở một trung tâm điều trị tăng huyết áp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Các nhà nghiên cứu tại đây đã ghi lại huyết áp bệnh nhân khi ngồi bắt chéo chân và không ngồi bắt chéo chân. Kết quả: chỉ số huyết áp cao hơn khi bệnh nhân ngồi bắt chéo chân, nhưng khi việc đo huyết áp được thực hiện chỉ ba phút sau khi người đó hết ngồi bắt chân, huyết áp lại quay lại mức bình thường. Những người có huyết áp tăng cao nhất khi ngồi bắt chéo chân thường là những người đã được điều trị vì bệnh tăng huyết áp. Các nhà nghiên cứu cho rằng: một là do việc đặt đùi này lên trên đùi kia làm tăng lượng máu đẩy đi từ tim, khiến huyết áp tăng. Cách lý giải khác là huyết áp tăng vì các cơ chân vận động mà không cần sự di chuyển của các khớp xương, làm tăng lực cản đối với lượng máu đi qua các mạch máu. Điều này cũng có thể lý giải vì sao việc gác hai chân lên nhau nơi cổ chân lại không tạo ra tác dụng tương tự.


Việc đặt đùi này lên trên đùi kia làm tăng lượng máu đẩy đi từ tim, khiến huyết áp tăng.

Nhằm tìm cách đánh giá xem cách giải thích nào là đúng, một nghiên cứu ở Nijmegen tại Hà Lan đã thực hiện nhiều đo đạc với cơ thể. Nhóm nghiên cứu nhận thấy sự kháng cự trong các mạch máu không tăng khi nhịp tim chậm và hai chân bắt lên nhau, nhưng lượng máu đi từ tim lại tăng, chứng tỏ huyết áp tăng là do việc bắt chéo chân đã tăng lượng đẩy máu về tim. Như thế, việc ngồi khoanh chân có thể làm tăng huyết áp tạm thời, nhưng bằng chứng về những hậu quả lâu dài thì chưa có. Trừ một trường hợp ngoại lệ: những người có nguy cơ bị tụ máu được khuyên không nên ngồi bắt chéo chân lâu vì đối với họ, việc cản trở lưu thông máu có thể tăng nguy cơ huyết khối hình thành sâu trong mạch.

Ngồi bắt chéo chân gây giãn tĩnh mạch?

Về nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch vẫn còn là điều bí ẩn. Bình thường những van nhỏ trong mạch máu giúp ngăn máu bị chảy sai hướng, nhưng nếu các van này bị yếu đi, máu có thể tụ lại, tạo nên các tĩnh mạch lớn được gọi là tĩnh mạch bị giãn. Việc bị giãn tĩnh mạch có thể bị ảnh hưởng do ngồi vắt chéo chân, vì ở tư thế này lâu làm tăng sức cản máu về tim, gây giãn tĩnh mạch.

Tác động của ngồi bắt chéo chân với khớp xương


Số người thường bắt chân phải lên chân trái cao gần gấp hai lần số người bắt chân trái lên chân phải.

Nghiên cứu cho thấy, những người ngồi bắt chéo chân quá ba tiếng mỗi ngày thường có xu hướng nghiêng về phía trước và hay xoay tròn vai. Nhưng nghiên cứu này lại phụ thuộc vào sự tự ước tính của mỗi người về thời gian họ ngồi bắt chéo chân. Những nghiên cứu được công bố trong năm nay cho thấy nếu người ta được yêu cầu ngồi thẳng trong khi bắt chéo chân, những vấn đề về dáng vóc sẽ được khắc phục. Một điểm tình cờ là số người thường bắt chân phải lên chân trái cao gần gấp hai lần số người bắt chân trái lên chân phải.

Nghiên cứu của Đại học Medical Centre ở Rotterdam, Hà Lan cho rằng ngồi bắt chéo chân có thể có lợi. Các nhà nghiên cứu đã xem xét trường hợp những người đàn ông và phụ nữ trẻ trong lúc họ ngồi thẳng, ngồi bắt chéo chân ở phần đùi hoặc ở phần cổ chân. Họ nhận ra rằng việc ngồi bắt chéo chân có thể tăng độ giãn của cơ thể hình quả lê 11% khi so sánh với việc ngồi không bắt chéo chân và tăng 21% so với khi đứng.

Do đó, nếu bạn thích ngồi bắt chéo chân, có lẽ bạn sẽ không tự làm tổn thương mình nếu như không ngồi lâu cho đến khi cả hai chân đều bị tê.

Đau lưng, đau cổ

Bạn sẽ có nguy cơ đau lưng và đau cổ nếu ngồi vắt chéo chân quá thường xuyên bởi lúc này hông của bạn bị xoắn lại khiến khung chậu mất thăng bằng. Điều này vô tình gây áp lực lên cột sống của bạn, kéo theo những cơn đau co thắt khó chịu. Do đó, nếu thường xuyên ngồi vắt chéo chân hàng ngày, hàng tuần thì có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau lưng, đau cổ và nghiêm trọng hơn là căn bệnh thoát vị đĩa đệm.


Ngồi vắt chéo chân có thể khiến dây thần kinh hông bị tê, ngứa và lâu dần gây ra tổn thương.

Tổn thương dây thần kinh hông

Dây thần kinh hông đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Khi bạn ngồi vắt chéo chân có thể khiến dây thần kinh hông bị tê, ngứa và lâu dần gây ra tổn thương. Theo thời gian, nếu không thay đổi thói quen này có thể khiến bạn bị đau nhức, mất khả năng đưa cổ chân và ngón chân lên khi bước đi.

Để hạn chế thói quen ngồi vắt chéo chân thì phải làm gì?

  • Tránh ngồi tư thế vắt chéo này lâu hơn 10 - 15 phút.
  • Cứ sau 30 phút, đứng dậy và đi lại vài vòng.
  • Mua một chiếc ghế hỗ trợ phần lưng.
  • Luôn giữ hai bàn chân trên đất và đầu gối tạo góc 90 độ với mặt sàn.

16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống

Cập nhật: 23/11/2018 Theo SKĐS/kenh14
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video