Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Bắc Carolina (Mỹ) phát hiện sau khi tế bào bị nhiễm virus Herpes (EBV) sẽ sản sinh túi dịch ngoại thể, qua đó làm thay đổi protein và RNA trong tế bào.
Virus EBV. (Ảnh minh họa: internet)
Túi dịch ngoại thể một khi xâm nhập vào tế bào khỏe mạnh có thể làm thay đổi phương thức sinh trưởng lành mạnh của tế bào và phát triển thành tế bào ung thư không thể kiểm soát được.
EBV không bị hệ miễn dịch tiêu diệt triệt để, dường như mỗi người trong đời đều bị nhiễm virus EBV. Việc nhiễm virus EBV rất hiếm khi gây ra bệnh tật, tuy nhiên virus EBV lại xuất hiện trong một số loại ung thư chính gồm ung thư hạch và ung thư vòm họng.
Protein của virus EBV đã "đánh cắp" cơ chế kiểm soát sinh trưởng của tế bào, dẫn tới sự sinh trưởng tế bào không thể kiểm soát, qua đó dẫn đến ung thư.
Các nhà khoa học cho biết protein là gen gây ung thư của virus EBV. Thông qua túi dịch ngoại thể, protein của virus EBV sẽ xâm nhập vào tế bào chưa bị nhiễm virus EBV. Ngoài ra, virus EBV cũng thay đổi triệt để hợp chất trong túi dịch ngoại thể và có thể kích hoạt protein ung thư trong quá trình chuyển dịch giữa các tế bào. Thông qua phương thức này tế bào bị nhiễm virus có thể gây ảnh hưởng rộng rãi và kiểm soát các tế bào khác trong toàn cơ thể người.
Theo các nhà khoa học, túi dịch ngoại thể giống như chủng virus Trojan, virus EBV thông qua Trojan thậm chí có thể kiểm soát những tế bào vẫn chưa bị nhiễm virus EBV.
Tuy nhiên, điều quan trọng là sự sản sinh túi dịch ngoại thể có thể cung cấp "vật chuẩn" mới trong điều trị ung thư. Việc phong tỏa sự sinh trưởng của túi dịch ngoại thể giúp giới khoa học có thể kiểm soát được sự phát triển của ung thư.
Bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ tập trung xác định xem loại protein nào đã được lựa chọn để xâm nhập vào túi dịch ngoại thể, virus đã kiểm soát những protein này như thế nào và làm cách nào để ức chế quá trình này.