Cảm nhận của chúng ta về màu sắc phụ thuộc vào việc bạn nhìn chúng từ bên trái hay bên phải. Các nhà nghiên cứu cho biết điều này chứng tỏ ngôn ngữ có thể làm thay đổi cách chúng ta nhìn thế giới.
Bán cầu não trái "ái ngôn ngữ" có thể nhận ra những màu sắc khác nhau nhanh hơn khi phân biệt những sắc thái khác nhau của cùng một màu. |
Richard Ivry từ Đại học Berkeley, Califorlia và cộng sự giả thuyết rằng hiện tượng cùng một thông tin thị giác đầu vào nhưng gây ra những ảnh hưởng khác nhau đối với bán cầu não trái và phải có thể có ý nghĩa trong trường hợp này. Ngôn ngữ được xử lý chủ yếu bởi bán cầu não trái, cũng là bán cầu xử lý tín hiệu từ bên trái của võng mạc trong cả hai mắt chúng ta.
Vì ánh sáng từ vật thể nằm ở bên phải chúng ta chủ yếu rọi vào phần bên trái của võng mạc, các nhà nghiên cứu giả thuyết rằng màu sắc của vật ở phía bên phải sẽ bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ mạnh hơn. Ngược lại, vật thể ở bên trái kích hoạt bán cầu não phải, vì thế ảnh hưởng của ngôn ngữ sẽ là nhỏ nhất.
Hình vuông lập dị kia hoặc có màu xanh lục đậm so với các hình vuông còn lại, hoặc có màu xanh lơ. Nếu nó nằm ở bên trái, những tình nguyện viên phát hiện cả hai loại (xanh lục đậm và xanh lơ) với khoảng thời gian như nhau. Nhưng nếu ở bên phải, người tình nguyện chọn ô màu xanh lục đậm lâu hơn so với màu xanh lơ.
Các nhà nghiên cứu giải thích điều này là do màu xanh lơ có cái tên khác biệt hẳn, vì thế bán cầu não trái (với thuộc tính "ái ngôn ngữ") có thể cảm nhận sự khác biệt về màu lơ nhanh hơn là với hình vuông có màu xanh lục đậm.
Ivry và cộng sự tiếp tục thử nghiệm giả thuyết bằng cách yêu cầu những người tham gia học thuộc lòng một chuỗi các từ, trong khi lặp lại thử nghiệm thị giác trên. Kết quả là, với việc trung tâm ngôn ngữ ở não trái trở nên "bận rộn", nó ít có cơ hội ảnh hưởng đến cảm nhận thị giác, và vì thế đúng như dự đoán, những người tham gia chọn ra ô vuông màu xanh lơ hoặc xanh lục ở bên phải của bức tranh với thời gian như nhau.
"Điều này chứng tỏ ảnh hưởng của thí nghiệm đầu tiên thực sự do ngôn ngữ", Michael Corballis từ Đại học Auckland, New Zealand nhận xét. Bản thân thí nghiệm của ông cũng cho kết quả tương tự.
Nhóm của Ivry giờ đây đang điều tra liệu có ảnh hưởng tương tự quan sát được ở những vật thể quen thuộc, như con mèo hoặc cái xe, mà không chỉ là màu sắc, hay không. Những nghiên cứu trước kia cho thấy chúng ta thực sự nhìn các vật thể hàng ngày dưới các trạng thái khác nhau, phụ thuộc vào vị trí và tên gọi của chúng.