Hiện nay trường hợp mắc bệnh viêm cầu thận đã trở nên rất phổ biến. Khi mắc viêm cầu thận thì cần được chữa trị kịp thời nếu không sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Chữa bệnh viêm cầu thận cần rất nhiều thời gian và sự kiên trì của người bệnh. Trong đó, chế độ ăn uống hợp lý giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Ăn giảm muối
Sử dụng thực phẩm chứa ít muối (sodium) (2 hoặc 3 g/ngày) để cải thiện và kiểm soát huyết áp, hạn chế khả năng phát triển của tăng huyết áp, cũng như để giảm thiểu hoặc ngăn chặn việc tích lũy nước dẫn đến sưng tấy.
Thịt hun khói có lượng natri cao nên không tốt cho người viêm cầu thận. (Ảnh: Internet).
Khi đang phù, tăng huyết áp thì phải ăn nhạt tuyệt đối. Nên bỏ hẳn ăn mỳ chính. Không nên sử dụng thực phẩm chế biến pho mát, các loại thịt đóng hộp, muối hoặc hun khói thường có lượng natri cao. Không thêm muối trong khi nấu ăn.
Ăn giảm protein
Những người mắc viêm cầu thận nên hạn chế lượng đạm ăn vào mỗi ngày bởi khi đó thận làm việc không còn hiệu quả. Ăn giảm protein sẽ làm giảm gánh nặng công việc của thận giúp thận phục hồi và làm chậm sự tích tụ chất thải trong máu, đặc biệt là để phòng ure trong máu tăng.
Người bị viêm cầu thận tuyệt đối không bổ sung chất đạm từ nội tạng động vật. (Ảnh: Internet).
Với những người đang bị viêm cầu thận cấp nên hạn chế lượng protein (dưới 0,6g/kg thể trọng/ngày), khi bệnh ổn định có thể ăn tới 1g/kg thể trọng/ngày.
Những người bị viêm cầu thận mãn vẫn nên đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất đạm.
Chọn thực phẩm chứa protein tốt như thịt nạc, cá, thịt gà và trứng. Không nên sử dụng nhiều các chất đạm có nguồn gốc thực vật và chất đạm từ nội tạng động vật, như: lòng, tim, gan, cật...
Hạn chế nước
Hạn chế lượng chất lỏng vào cơ thể. Sử dụng lượng ít chất lỏng mỗi ngày để giúp kiểm soát huyết áp và làm giảm bớt gánh nặng cho thận trong khi chức năng của thận bị suy yếu. Hạn chế uống nước hay sử dụng súp, kem, các loại nước trái cây nho, cam, táo, rau diếp và cần tây vì chúng chứa khá nhiều nước. Có thể sử dụng thuốc lợi tiểu để loại bỏ nước và muối không cần thiết.
Nếu tiểu tiện bình thường thì nước uống bằng lượng đái ra.
Nên ăn các loại khoai
Ngoài chú ý về đạm, người bệnh cũng nên chú ý sử dụng các nguồn cung cấp gluxit từ các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây mà không nên sử dụng loại ngũ cốc nhiều đạm như gạo, mì.
Khoai lang là nguồn cung cấp gluxit tốt cho người bị viêm cầu thận. (Ảnh: Internet).
Hạn chế trứng
Nên sử dụng nguồn chất béo không bão hòa đơn từ đậu phộng, bơ và dầu ô liu và các nguồn chất béo không bão hòa đa như cá hồi, đậu nành và dầu cá chứ không nên dùng chất béo động vật. Hạn chế trứng và các thực phẩm giàu cholesterol khác...
Hạn chế phốt pho
Giới hạn lượng phốt pho vào cơ thể. Khi chức năng thận suy yếu, lượng phốt pho trong máu sẽ tăng lên. Mức tăng có thể dẫn đến bệnh tim và xương. Phốt pho thường có mặt trong sản phẩm sữa như sữa nước đá, kem, sữa chua các loại đậu Hà Lan, đậu, bơ đậu phộng và các loại hạt. Hạn chế các chất phụ gia vì chúng có chứa phốt pho để bảo quản thực phẩm chế biến, tăng cường hương vị và gia hạn thời hạn sử dụng.
Giảm ăn rau quả, giảm kali
Kali có tác dụng quan trọng đối với tim mạch. Việc tăng kali quá mức do bệnh thận sẽ gây ảnh hưởng đến nhịp tim và nguy hiểm cho người bệnh. Cắt giảm kali để làm chậm sự tích tụ của chất thải trong máu. Thực phẩm chứa nhiều kali bao gồm: khoai tây, bí, chuối, cam, cà chua, rau đậu, quả hạch...
Khi vô niệu hoặc tiểu ít, nên bỏ hẳn ăn rau quả đề đề phòng tăng kali máu và bổ sung vitamin bằng đường uống thuốc.
Khi đi tiểu bình thường thì mới ăn rau quả.