Người dân Kenya bảo vệ tài sản hiệu quả nhờ ngăn nước lũ bằng tường chắn cao su

Một công nghệ từ Hà Lan đang chuyển đổi công tác quản lý lũ lụt tại những khu vực dễ xảy ra lũ lụt ở Kenya, không chỉ bảo vệ cộng đồng khỏi tình trạng vỡ đê, mà còn giúp người dân dự trữ nước để sử dụng trong mùa khô.

Mực nước sông Ngare Narok hiện đang ở mức an toàn, nhưng vào tháng 5 năm nay, nước đã tràn bờ trong trận mưa lớn quét qua Kenya. Trong khi mọi người buộc phải thực hiện những chuyến đi nguy hiểm qua những con phố ngập lụt, một số người đã tận dụng công nghệ mới để bảo vệ nhà cửa của họ. Đó là những bức tường chắn lớn làm bằng cao su đen, bên trong rỗng ruột để chứa nước, đang được những người sống gần sông, suối sử dụng để đập ngăn lũ.


Một số hình ảnh về tường chắn rỗng ruột làm bằng cao su được người dân Kenya sử dụng để ngăn nước lũ và trữ nước dùng để tưới tiêu trong mùa khô. (Ảnh cắt từ clip của AP)

Ông Frederick Njuguna sống cách sông Ngare Narok chỉ 50 mét, nhưng khi con nước cuồn cuộn lao tới, nó đã bị chặn lại bởi con đập ngăn lũ làm bằng tường chắn cao su và nước đã không thể chảy vào nhà ông. Chia sẻ với hãng tin AP, ông Njuguna cho biết nếu không có những bức tường ngăn nước này, ông có thể bị thiệt hại từ trên 40 – 50 triệu Shilling (khoảng 310.000 - 390.000 USD). Nhưng công dụng của tường chắn cao su không chỉ có vậy. Khi mùa mưa kết thúc, các tường chắn trước đây ngăn lũ trở thành giải pháp tiện lợi và đơn giản cho mùa khô. Thay vì tháo van rút nước trong các bức tường chắn lũ, ông Njuguna có thể dùng bơm hút nước chứa trong đó để tưới cây, hết nước ở tường chắn này thì chuyển sang dùng nước ở tường chắn tiếp theo.

Một ví dụ khác về hiệu quả của tường chắn ngăn lũ là trường hợp của bà Fridah Nduuru, một người quá hiểu về sự tàn phá của mưa lũ. Vào một ngày Chủ nhật nọ, khi đang ở nhà thờ thì bà Nduuru nhận được tin báo động từ hàng xóm rằng ngôi nhà của bà ở Buuri, Meru đang bị ngập lụt. Bà Nduuru, vội vã về nhà để cứu đồ đạc của mình và nhìn thấy một dòng nước chảy từ trên đồi qua khu nhà của bà, đe dọa sự tồn vong của trang trại của bà. Nhưng khác với trước, giờ đây, bà Nduuru đã đặt tường chắn nước dọc theo dòng chảy để dẫn nước ra khỏi nhà. Các tường chắn này được Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV, một quỹ thiện nguyện của Hà Lan) trao tặng với giá trị khi nhập khẩu vào Kenya của mỗi một tường chắn nước là khoảng 250.000 Shilling (1.947 USD). Từ khi có nó, mưa lớn đã không thể làm ngập nhà và phá hủy tài sản của bà Nduuru. “Giờ đây, tôi đã an toàn và ngôi nhà của tôi không còn bị ngập nữa", bà Nduuru chia sẻ.


Xem video người dân Kenya dùng tường chắn rỗng ruột làm bằng cao su để ngăn dòng nước lũ bảo vệ tài sản gia đình, cộng đồng và làm nơi trữ nước sử dụng để tưới tiêu trong mùa khô.

Đập chắn nước mà ông Njuguna và bà Nduuru sử dụng được xây dựng bởi các tường chắn làm từ cao su chịu nhiệt. Các tường chắn nước này được thiết kế mỗi cái dài 5 mét, rộng 1,5 mét và cao 1 mét, có sức chứa 8.000 lít nước mỗi tường. Để đảm bảo hiệu quả, các tường chắn nước này phải được đặt gần nhau, tạo thành một hàng rào chặt chẽ ngăn chặn mọi khoảng hở mà nước lũ có thể rò rỉ qua. Một số tường chắn nước được đặt gần sông suối để bảo vệ cộng đồng địa phương bởi thực tế cho thấy trong một số trường hợp cực đoan, nước sông suối có thể dâng cao hơn bình thường 1 mét và sự xuất hiện của các bức tường chắn nước sẽ làm bờ sông, suối cao thêm 1,5 mét, không cho nước tràn vào các cộng đồng, làng mạc và trang trại.

Cập nhật: 10/08/2024 Báo Tin tức
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video