3 liệu pháp chữa bệnh độc đáo từ nọc ong mà ít người biết đến

Dược tính của nọc ong từ lâu đã được y học thế giới công nhận và áp dụng để chữa trị các bệnh miễn dịch như chàm bội miễn, viêm khớp dạng thấp và cả những bệnh về thần kinh như Alzheimer. Bởi mặc dù là chất độc, nhưng nọc ong cũng chứa nhiều hợp chất, enzyme và axít amin có lợi ích chữa bệnh, điển hình như 3 liệu pháp sau đây:

Chữa bệnh vảy nến

Nhằm đánh giá hiệu quả chữa tổn thương da của nọc ong, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm đối chứng trên 50 tình nguyện viên, bao gồm một nửa mắc bệnh vảy nến. Kết quả đánh giá sau 3 tháng cho thấy, nhóm được tiêm nọc ong hằng tuần đã giảm đáng kể các chỉ dấu sinh học trong máu về tình trạng viêm và các mảng vảy nến so với nhóm dùng giả dược.


Khi sử dụng nọc ong cho mục đích chữa bệnh, cần phải có chỉ định và hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ. (Ảnh: regansimonson.com).

Kết hợp với châm cứu chữa nhiều bệnh

Trong y học cổ truyền, châm cứu là phương pháp châm kim vào các huyệt vị nhất định trên cơ thể bệnh nhân để đẩy lùi căng thẳng tinh thần, giảm đau và tăng cường sức khỏe tổng thể. Phương pháp châm cứu kết hợp nọc ong pha loãng còn được chứng minh làm tăng hiệu quả giảm đau trên 16 bệnh nhân bị chứng đau trung ương sau đột quỵ.

Sự kết hợp giữa châm cứu và nọc ong cũng giúp cải thiện khả năng kiểm soát vận động và sinh hoạt hằng ngày ở bệnh nhân mắc hội chứng liệt rung - Parkinson. Tương tự, kết hợp vật lý trị liệu và châm cứu bằng nọc ong cũng giúp chữa trị chứng đông cứng khớp vai - tình trạng có thể xuất hiện khi bệnh nhân vừa hồi phục sau chấn thương cánh tay hoặc trải qua cơn đột quỵ. Còn theo một nghiên cứu khác, châm cứu bằng nọc ong giúp xoa dịu cơn đau cho người bị viêm khớp, giúp họ cải thiện chất lượng sống.

Chăm sóc da

Nọc ong được xem là một loại botox (chất làm căng bóng da mặt) tự nhiên giúp chị em phục hồi vẻ thanh xuân cho gương mặt. Theo Tiến sĩ da liễu người Mỹ Jeannette Graf, nọc ong chứa hoạt chất giúp tăng cường hệ miễn dịch melittin, đồng thời cũng có đặc tính giúp thư giãn cơ mặt và cải thiện tuần hoàn máu. Nhờ đó, sử dụng nọc ong có thể giúp làn da thêm săn chắc và mịn màng hơn. Nhiều hãng mỹ phẩm đã kết hợp nọc ong trong các sản phẩm như mặt nạ làm căng và săn chắc da, kem dưỡng da và huyết thanh (serum) dưỡng da. Hầu hết các sản phẩm này cũng chứa mật ong, vốn có nhiều đặc tính chữa bệnh.

Lưu ý là do cơ địa của nhiều người có thể dị ứng với nọc ong, nên việc sử dụng dược liệu này cũng đi kèm các tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như chóng mặt, đau, tim đập nhanh và hồi hộp. Ngoài ra, nọc ong không được chỉ định dùng cho thai phụ, người mắc bệnh lao, bệnh gan và tụy, bệnh kèm đi tiểu ra máu, bệnh tuyến thượng thận, suy nhược toàn thân, bệnh về máu và các vấn đề về chảy máu. Do đó, mọi người cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi  dùng liệu pháp nọc ong chữa bệnh.

Cập nhật: 04/10/2020 Theo Báo Cần Thơ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video