Người đàn ông mang trái tim nhựa

Bệnh tim mạch đang đe dọa cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới mỗi năm nhưng nguồn cung cấp tim sống cho các ca phẫu thuật cấy ghép còn rất hạn chế. Ngành khoa học y học trong suốt một thời gian dài đã tìm mọi cách để sửa chữa hay thay thế bộ phận quan trọng và các chuyên gia giàu kinh nghiệm về tim mạch không bao giờ muốn đầu hàng trước thử thách này.

Từ tuyệt vọng đến hy vọng

Anh Troy Golden, một vị mục sư đến từ bang Oklahoma (Mỹ), khi sinh ra đã được thừa hưởng một quả tim mạnh khoẻ, nhưng rồi ngày vui ngắn chẳng tày gang, một ngày nọ, quả tim của anh Troy đột nhiên trở chứng hoạt động suy kém! Một thứ bệnh học di truyền được biết đến dưới cái tên là hội chứng Marfan đã dần tấn công các tế bào cơ thể của anh Troy kể từ khi anh mới lọt lòng, chúng tấn công luôn cả quả tim và các van của anh.

Vào năm 41 tuổi, Troy Golden buộc phải trải qua ca phẫu thuật để giành giật mạng sống từ tay thần chết, thay thế các van tim và định hình lại bức vách thành tim mạch của anh. Nhưng căn bệnh của anh ngày càng trở chứng xấu đi trông thấy. Tháng 1/2010, tên của Troy nằm trong danh sách các bệnh nhân cần được ghép tim nhưng vào thời điểm đó không thể tìm cho Troy một trái tim phù hợp.

Bác sĩ tim mạch Doug Horstmanshof, người trực tiếp điều trị cho Troy Golden giải thích: “Quả tim của bệnh nhân Troy Golden ngày càng hoạt động một cách trì trệ đến nỗi máy bơm tim truyền thống dùng để điều trị cho bệnh nhân cũng xem như không phát huy tốt được hiệu quả. Vì thế, chúng tôi đã quyết định làm một cái gì đó khác biệt - thay thế hẳn quả tim cũ bằng một quả tim mới”. Tháng 9/2010, bệnh nhân Troy Golden trở thành một trong số ít bệnh nhân ở Mỹ thay thế hoàn toàn quả tim của mình bằng một thiết bị được gọi bằng cái tên là “tim nhân tạo tổng quát”. Nó là một quả tim bằng nhựa, nặng 160gram, nhỏ hơn quả tim sinh học của con người bình thường. Quả tim được hoạt động bằng một máy bơm khí nén mà bệnh nhân có thể mang nó trong balô đeo trên người.

Thời khắc hồi hộp

TS. James Long, bác sĩ trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho bệnh nhân Troy Golden nhớ lại cái thời khắc không thể nào quên khi quả tim được cấy ghép vào trong cơ thể của anh Troy. Ông James Long nói: “Tôi không sao diễn tả được cảm xúc của mình vào thời điểm đó, chỉ biết rằng có rất nhiều cảm hứng. Khi nhìn sâu vào trong ngực của bệnh nhân Troy, chúng tôi cảm nhận thấy một sự mong manh khi thứ đang giúp cho Troy duy trì sự sống chỉ là một cái máy bơm tổng hợp và rồi chúng tôi sẽ thay thế quả tim cũ bằng quả tim nhân tạo”. Từ khi được cấy tim nhân tạo, Troy Golden đã tập làm quen dần với âm thanh không ngừng của chiếc máy bơm khí nén.

Troy nhìn vào nó và cảm giác kỳ lạ cho chính bản thân mình nhưng về cơ bản sức khoẻ của anh khá ổn định. Troy Golden vui mừng nói: “Thật là kinh ngạc, tôi không thể nào tin được khi mình đã nhập viện, chiến đấu với bức mành ranh giới sinh - tử mà sau đó còn có thể vượt qua và trở về nhà để tiếp nối cuộc sống của mình". Từ trước đến giờ, tất cả mọi người đều nghĩ rằng quả tim duy trì sự sống và nếu quả tim bị hư hại thì cuộc sống sẽ chấm dứt. Nhưng “tim nhân tạo tổng quát” đã hoàn hồn cho chính Troy Golden. Nó giúp anh trở về từ cõi chết, đem đến cho anh niềm hy vọng mới. Nhưng thiết bị này không phải là một giải pháp bền vững. Pin duy trì hoạt động cho quả tim nhân tạo của Troy cần phải được nạp điện thường xuyên. Nhiễm trùng và chứng máu đông là những nguy cơ mà bệnh nhân phải đối mặt.

Thách thức y học

Hiện tại, Troy Golden đang chờ đợi được hiến tim, nhưng vẫn còn có những giải pháp khác đang lấp ló ở cuối đường chân trời. Những giải pháp nghiên cứu khác đang chú trọng vào những nỗ lực hỗ trợ hơn là việc thay thế một quả tim mới. Càng ngày có càng nhiều những bệnh nhân bị mắc chứng bệnh suy tim, thì những thiết bị máy bơm tim thu nhỏ lại càng được chú ý sử dụng để hỗ trợ chức năng tim của họ. Những chiếc máy bơm tim này có kích cỡ bằng điếu thuốc lá xì gà và chủ yếu là cắm vào phòng bơm chính của quả tim. Không giống như quả tim nhân tạo của bệnh nhân Troy Golden, nó có thể đặt ở bất kỳ đâu cũng được. Nhưng đáng chú ý hơn cả là một khi quả tim hư đã được điều trị hồi phục thì máy bơm tim có thể được loại bỏ. Và nó là tiềm năng cho việc trái tim được phục hồi, sau khi nó đã bị hư hại từ trước đó. Những kết quả sơ bộ được đánh giá cao đang gây nhiều tranh cãi, nhưng với việc hồi phục của trường hợp bệnh nhân Troy Golden đã dẫn đến một niềm tin lạc quan rằng trong tương lai chúng ta có thể khai thác tiềm năng của quả tim nhân tạo cho các liệu pháp chữa bệnh tim mạch trong tương lai.

Triển vọng về những trái tim nhân tạo mới

TS. Doris Taylor từ trường Đại học Minnesota (bang Minnesota, Mỹ) đã sử dụng các tế bào gốc để tạo ra những quả tim mới từ ngay trong phòng thí nghiệm của bà. Bà Doris đã đạt được thành tựu tuyệt vời này với một quả tim chuột bằng cách chiết tách từ tế bào gốc của chính nó, sau đó bà nhào nặn nó thành hình một quả tim hoàn hảo chính từ các tế bào gốc, thích ứng với các mô tim, do đó quả tim có thể đập lại bình thường.

Từ con chuột, bà Doris sẽ nghiên cứu chế tạo quả tim heo và nếu thành công thì đủ khả năng để chế tạo một quả tim người hoàn chỉnh, nó phù hợp với thể trạng của cá nhân bạn và đủ điều kiện để cấy ghép cho bạn. Kết quả một quả tim mới sẽ hoạt động hết sức trơn tru. Nếu như ứng dụng lâm sàng có thể thực hiện được thì nó sẽ là một cuộc cách mạng thực sự. Đối với bệnh nhân Troy Golden và hàng triệu người như anh đang bị bệnh suy tim, thì công trình nghiên cứu khoa học này sẽ đem đến một triển vọng quan trọng.

Theo Sức khỏe Đời sống
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video