Người đầu tiên ướp xác như vua Ai Cập

Các nhà khoa học áp dụng kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập cổ đại trên thi thể một tài xế taxi tại Anh.

Discovery cho biết, Alan Billis - người từng sống tại thành phố Torquay, hạt Devon, Anh trước khi qua đời - được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hiểm nghèo. Cùng lúc đó các nhà khoa học thông báo tìm người hiến xác để tiến hành dự án phục hồi kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập cổ trên thi thể vua Tutankhamun. Tài xế taxi 61 tuổi quyết định hiến xác và nhận được sự ủng hộ của gia đình. Sau khi ông qua đời cách đây vài tháng, người ta đưa thi thể ông tới thành phố Sheffield để ướp.


Các nhà khoa học áp dụng kỹ thuật ướp xác từ triều đại
thứ 18 của Ai Cập trên thi thể Alan Billis. (Ảnh: Discovery)

Quá trình ướp xác Billis được ghi lại trong một bộ phim tài liệu mang tên "Mummifying Alan: Egypt's Last Secret" (tạm dịch: Ướp xác Alan: Bí mật cuối cùng của Ai Cập). Bộ phim sẽ được chiếu trên kênh Channel 4 vào ngày 24/10.

"Tôi đọc báo và thấy thông báo tìm người hiến xác để thử nghiệm kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập cổ. Vô số người đã hiến xác cho khoa học trong nhiều năm qua. Nếu họ không làm thế, các nhà khoa học sẽ chẳng thể tìm ra tri thức mới", Billis từng nói như vậy với nhóm phim tài liệu.

Nhà hóa học Stephen Buckley của Đại học York tại Anh là một trong những người tham gia quá trình ướp xác Billis. Trong 19 năm qua ông đã tìm hiểu kỹ thuật ướp xác mà người Ai Cập cổ đại áp dụng trong giai đoạn trị vì của triều đại thứ 18. Một trong những cộng sự của Buckley là nhà khảo cổ Jo Fletcher, người đã nghiên cứu các xác ướp trong nhiều năm.

Nhóm chuyên gia sử dụng các dụng cụ hiện đại, như máy phân tích sắc phổ, để tìm kiếm những nguyên liệu mà người Ai Cập cổ sử dụng để ướp xác. Họ tìm được sáp ong, nhiều loại dầu và nhựa cây.

"Chúng tôi tin rằng thi thể Billis sẽ được bảo quản lâu dài như những xác ướp tốt nhất của người Ai Cập cổ ở triều đại thứ 18", Buckley nói.

Buckley và các cộng sự hy vọng quá trình ướp xác Billis sẽ giúp họ tạo ra một phương pháp mới trong việc bảo quản các mô sống. Từ trước tới nay giới khoa học sử dụng formaldehyde (HCHO) để bảo quản mô và thi thể. Đây là chất không màu, có mùi hăng, dễ cháy, dễ tan và gây ung thư.

Theo Newscientist, VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video