Người Hà Lan chống lũ: Hãy tìm cách sống chung với thiên tai

Với 1/4 diện tích lãnh thổ nằm dưới mực nước biển và là nơi hội tụ của 3 con sông lớn tại Châu Âu, người Hà Lan đã quá quen với những đợt lũ. Vậy họ đã chống lũ như thế nào?

Nói về kinh nghiệm chống lụt thì không có quốc gia nào trên thế giới bằng được Hà Lan. Nước này đã chiến đấu với lụt cả nghìn năm qua khi gần một 1/4 diện tích quốc gia nằm thấp hơn mực nước biển. Sau bao năm chống thiên tai, người Hà Lan giờ đây đã nhận ra nếu chỉ chống lũ không thì họ chẳng thể tồn tại nổi. Vậy là công cuộc sống chung với lũ bắt đầu bằng những công trình thế kỷ.

Hệ thống đê phòng vệ

Các khu vực bị lũ lụt đe dọa của Hà Lan về cơ bản thường là những đồng bằng phù sa, được hình thành từ trầm tích do hàng ngàn năm lũ lụt. Khoảng 2.000 năm trước, hầu hết lãnh thổ Hà Lan bao phủ bởi đầm lầy than bùn rộng lớn. Những đụn cát ven bờ đã tạo nên bờ kè tự nhiên giữ các đầm lầy không bị rửa trôi ra biển.

Ở vài nơi, biển đã phá vỡ những bờ kè tự nhiên, tạo ra vùng ngập rộng. Để tự bảo vệ người Hà Lan đã xây dựng nhà trên những ngọn đồi nhân tạo được gọi là Terpen. Ngoài ra, những con đê đầu tiên cũng được xây dựng chỉ trên dưới 1m bao quanh ruộng đồng để bảo vệ cây trồng. Các cối xay gió được lắp đặt để bơm nước, tháo nước và giữ cho đất khô ráo.

Sau nhiều năm, các Terpen kết hợp lại với nhau thành các làng và được nối với nhau qua những con đê. Sau năm 1000, dân số Hà Lan tăng mạnh khiến họ cần nhiều đất hơn để canh tác và cũng có nhiều nhân lực hơn để trị thủy. Đến năm 1250, hầu hết tuyến đê được nối lại với nhau, trở thành hệ thống đê phòng vệ ven biển.

Hệ thống đê và Terpen này được thay đổi qua thời gian nhờ những kinh nghiệm đau thương trong chống lũ. Năm 1953, lũ vượt đê biển phía nam Hà Lan khiến gần 2.000 người thiệt mạng. Năm 1995, một trận lụt khiến 200.000 người và hàng triệu sinh vật phải sơ tán khỏi vùng lũ tại Hà Lan.

Song song với việc xây các tuyến đê, người Hà Lan cũng đào các hồ chống ngập. Người ta đào những mương thoát nước để dẫn nước từ các vùng đất canh tác vào hồ chứa nước. Nước sau đó lại tiếp tục được bơm vào hệ thống kênh khác để dẫn ra các hồ lớn hơn và cứ như vậy cho đến khi ra biển. Trước đây, người ta dùng các cối xay gió để đưa nước từ hồ chứa này sang hồ chứa khác, ngày nay các trạm bơm thay thế vai trò cối xay gió.

Học cách sống chung với lũ

Ngoài mối lo thiên tai từ biển, Hà Lan cũng phải đối phó với các trận lũ từ 3 con sông lớn của châu Âu gồm Rhine, Meuse và Scheldt đều chảy qua đây. Trong đó sông Rhine và sông Meuse chảy ngang nước này từ Đông sang Tây.

Các công trình đê lớn đầu tiên trên các dòng sông được tiến hành bởi người La Mã vào giữa thế kỷ 11. Tuy nhiên, việc xây đập ở các nhánh sông để ngăn lũ lụt tràn vào đất đai nhưng lại gây ra vấn đề cho những người sống ở thượng nguồn khi nước khó thoát gây úng ngập.


Không chỉ chống lũ, người Hà Lan còn mở rộng đất canh tác nhờ hệ thống đê điều hợp lý.

Trong khi đó, việc phá rừng quy mô lớn ở thượng nguồn khiến mực nước sông trở nên cực đoan hơn. Nhu cầu về đất canh tác khiến chính phủ xây nhiều đê bảo vệ còn người dân tận dụng đất ven sông canh tác, khiến lòng sông giảm diện tích. Hệ quả là khi xả lũ, mực nước tăng nhanh khiến nhiều gia đình ven sông không trở tay kịp.

Bên cạnh đó, Hà Lan xây dựng nhiều con đê kết nối với nhau tạo thành hệ thống nhằm ngăn nước sông mọi lúc. Hậu quả là khi một con đê vỡ, toàn bộ hệ thống sẽ gặp nguy hiểm so mức nước càng ngày càng cao và phá vỡ liên tiếp các con đê khác, tạo sức tàn phá lớn hơn so với lũ theo mùa.

Trong thế kỷ 17-18, Hà Lan đã chịu nhiều thiệt hại vì những trận vỡ đê đã gây thiệt hại nặng về người do cách chống lũ này. Vào năm 1953, một trận lụt khiến 2.000 người Hà Lan thiệt mạng, qua đó buộc chính phủ có hướng tiếp cận mới khi cho thành lập các Hội đồng nước (Delta Commission).

Trên thực tế, các con đê và công trình kiểm soát nước ngày càng phức tạp và chính những người dân trong vùng mới là người hưởng lợi chính. Từ đó các Hội đồng nước địa phương được thành lập để kiểm soát hiệu quả hệ thống đê và chống lũ hơn. Tính đến giữa thế kỷ 20, Hà Lan đã có khoảng 2.700 hội đồng nước.


Tuyến đường đê Houtribdijk hoàn thành vào năm 1975 tại Hà Lan.

Ngày nay, sau nhiều đợt sáp nhập, còn lại 27 hội đồng nước. Các hội đồng này có cơ chế bầu cử riêng biệt, thu thuế và hoạt động độc lập với các cơ quan chính phủ khác.

Sau khi thành lập các Hội đồng nước tại Hà Lan đã thực hiện nhiều dự án đập nhằm ngăn lũ cũng như mở rộng đất bồi phù sa, tăng diện tích trồng trọt. Thay vì xây dựng vô tội vạ các con đập và chiếm dụng lòng sông, chính phủ Hà Lan đã tái cơ cấu lại các khu dân cư, nhường lại không gian lòng sông để chúng có thời gian bồi đắp phù sa cũng như mở rộng đất canh tác.

Nhờ sự hoạt động hiệu quả của các Hội đồng nước, nguy cơ lũ sông hiện nay tại Hà Lan đã giảm từ 1 lần trong 100 năm còn 1 lần/1.250 năm. Với khả năng kiểm soát nước tốt, người Hà Lan thậm chí ví von rằng họ có thể tạo ra các vùng ngập tạm thời để ngăn chặn sự xâm nhập của ngoại bang.

Ngày nay, với hệ thống đê thông minh cùng cảnh báo lũ sớm, Hà Lan có thể kiểm soát tốt được các dòng lũ. Không những vậy, họ còn xây dựng các nhà chống lũ hay thậm chí là cả một thành phố sống chung với lũ. Những tòa nhà thể thao khi bị ngập lũ sẽ được biến đổi thành bể bơi, các trung tâm thương mại nổi lên cùng nước lũ nhờ hệ thống phao hiện đại, đi kèm với đó là các khu năng lượng mặt trời duy trì điện năng cho cả thành phố vào mùa lũ.

Rõ ràng chiến lược để dành thêm những khoảng trống để nước tràn tự nhiên hơn là cố ép vào trong những kênh đào đang tạo hiệu quả. Người Hà Lan không cố gắng chống chọi với làn nước dữ thất thường mà là chung sống với nó, tạo ra những kế hoạch với lợi ích lâu dài. Hà Lan dự định vào năm 2050, 90.000 ha đất của nước này sẽ được dùng cho việc tăng độ rộng của bãi sông.

Cập nhật: 21/10/2020 Theo Tổ Quốc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video