Người hiện đại có thêm một tổ tiên mới

Việc phát hiện hóa thạch 30.000 năm tuổi đã chứng minh rằng, người Neanderthal và người hiện đại không phải là loài người duy nhất trên Trái đất.

Theo các nhà khoa học, loài người mới và bí ẩn này đã sống cùng với tổ tiên của chúng ta 30.000 năm trước. Họ được gọi là người hang động hay Denisovans.

Các nhà khoa học khám phá ra loài người mới sau khi nghiên cứu mẫu ADN từ xương răng và xương ngón tay của họ được tìm thấy trong một hang động tại Siberia.


Mẩu xương răng của người Denisovan.

Những mẩu xương ngón tay này thuộc về một bé gái ở độ tuổi 5-7 tìm thấy ở hang động Denisovans trong dãy Altai, miền nam Siberia năm 2008 cùng với các đồ trang trí và đồ trang sức. Bé gái này được đặt biệt danh là cô gái X (X-Woman).

Ngoài ra còn nhiều xương răng và xương tay được tìm thấy trong hang thuộc về những người Denisovan khác. Kết quả phát hiện này đã từng được tiết lộ vào hồi đầu năm nay, nhưng cho tới giờ các nhà khoa học mới có đủ bản phân tích ADN của họ.


Người Denisovan cổ đại.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy dấu vết của người Denisovan có trong người hiện đại sinh sống tại Melanesia - quần đảo nằm ở phía bắc và phía đông nước Úc, trong đó có New Guinea. Điều đó có thể nói lên rằng người Denisovan đã lai với người Melanesia và có thể đã từng sinh sống rất phổ biến tại châu Á.


Người Neanderthal đã rời châu Phi tới châu Âu trong khi người Denisovan đi về phía đông.

"Đây là một mẫu tóc được bảo quản rất tốt, do đó, nó có thể cung cấp rất nhiều thông tin. Chúng tôi không biết lý do tại sao, nhưng những ADN này đã được bảo quản một cách kỳ diệu" - Tiến sĩ Richard Green từ Đại học California, Santa Cruz cho biết.

Tiến sĩ Green tin rằng, người Denisovan và người Neanderthals có chung nguồn gốc từ châu Phi, cái nôi của nhân loại. Họ cùng rời châu Phi khoảng 300.000 và 400.000 năm trước và nhanh chóng chia tay. Một nhánh phát triển thành người Neanderthal sống phổ biến tại châu Âu cổ, trong khi các nhóm khác di chuyển về phía đông và trở thành Denisovans.


Hang động Denisovans trong dãy Altai, miền nam Siberia.

Khoảng 70.000 năm trước cũng xuất hiện một làn sóng di cư của người hiện đại khi họ cùng rời bỏ châu Phi. Và có thể, tổ tiên chúng ta đã gặp gỡ với những người Neanderthals và để lại mã di truyền của người Neanderthals ở tất cả những người không phải là người châu Phi đang sống ở hiện tại.

Tuy nhiên, cũng có một nhóm người sau này đã tiếp xúc với người Denisovan và để lại dấu vết của người Denisovan trong ADN của họ, đó là những người định cư tại Melanesia.

Theo các nhà khoa học, họ sống trên Trái đất vào thời kỳ cuối của Kỷ băng hà, khi tổ tiên của người hiện đại đã phát triển các công cụ bằng đá tinh xảo, đồ trang sức và nghệ thuật.

Theo Bee, Daily Mail
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video