Người Neanderthals tuyệt chủng: Không phải do người tinh khôn tàn sát, đơn giản vì họ... "quá đen"

Có tổng cộng 9 chủng người từng xuất hiện trên Trái đất, nhưng vượt lên trên tất cả, người tinh khôn (Homo Sapien) - chủng loài của chúng ta ngày nay đã trở thành loài thống trị. 8 chủng tộc khác, họ đã không còn tồn tại nữa, và lý do được cho là vì người tinh khôn đã tàn sát tất cả nhờ vào lợi thế từ vũ khí và chiến thuật của mình.

Trong số 8 chủng loài đã biến mất, người Neanderthal có thể xem là chủng gần gũi với chúng ta nhất. Họ cũng có khả năng lợi dụng số đông để thống trị tự nhiên, có thể sản xuất vũ khí, và đưa ra được các chiến thuật trong chiến tranh. Các bằng chứng khảo cổ cho thấy, người Neanderthal từng làm mưa làm gió khu vực châu Âu và Tây Á, cho đến khi hoàn toàn biến mất vào thời điểm 40.000 năm trước.

Dĩ nhiên, nếu giả thuyết người tinh khôn tàn sát tất cả là đúng, thì Neanderthal có lẽ cũng là một nạn nhân. Tuy nhiên, một số nhà khoa học không đồng ý với luận điểm này. Theo một nghiên cứu mới, nguyên nhân nằm ở việc người Neanderthal đã phải sinh sản cận huyết do cộng đồng cư dân quá nhỏ, nhưng một phần là vì họ quá thiếu may mắn mà thôi.

Cụ thể, nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS ONE từ ĐH Công nghệ Eindhoven (Hà Lan) đã phát triển mô hình phỏng theo cuộc sống của các quần thể người Neanderthal thời xưa. Họ lập ra các cộng đồng với nhiều quy mô (50, 100, 500, 1000 và 5000 người) để đánh giá xem người xưa đã đối phó thế nào với những hay đổi từ môi trường.

Các chuyên gia tập trung vào 3 tác nhân: mật độ sinh sản, tỉ lệ sinh, tử giới tính, và một yếu tố gọi là "hiệu ứng Allee" (khi dân số quá nhỏ gây ảnh hưởng đến hình thể và sức khỏe của mỗi cá nhân).


Minh họa tộc người Neanderthal.

Kết quả cho thấy việc sinh sản cận huyết nhìn chung thì không dễ dẫn đến tuyệt chủng, nhưng nếu kết hợp với hiệu ứng Allee cùng sự thay đổi quá nhanh về dân số thì khác. Nó khiến cả một thế hệ Neanderthal nhanh chóng suy tàn.

Người tinh khôn góp phần quan trọng?

Tuy nhiên, thứ thực sự đặt dấu chấm hết cho chủng người này vào 40.000 năm trước thì vẫn chưa được giải đáp. Liệu có sự trùng hợp không khi người tinh khôn cũng chạm đến châu Âu vào thời điểm đó?

Việc có chủng người mới xuất hiện chắc chắn khiến cuộc sống của người Neanderthal trở nên khó khăn hơn, khi tính cạnh tranh tăng thêm rất nhiều. Tuy nhiên theo các chuyên gia, "cú đấm cuối cùng" dành cho chủng người này đơn giản chỉ là do... đen đủi thôi.

"Người Neanderthal diệt vong vì chúng ta? Không đâu, ít nhất là theo nghiên cứu này. Cái kết dành cho họ đơn giản chỉ là một chuỗi thiếu may mắn về dân số".

"Dân số nhỏ bé của người Neanderthal vẫn tồn tại trong hàng ngàn năm. Nhưng rồi đến một thế hệ thiếu may mắn, mọi thứ đã chấm hết".

Sự thiếu may mắn này thể hiện ở hiệu ứng Allee - khi các thế hệ người Neanderthal đột nhiên có quá nhiều dị tật và không thể sống lâu. Nhưng dù vậy, đây cũng chỉ là một giả thuyết mà thôi. Sự tuyệt chủng của người Neanderthal vẫn đang là một chủ đề gây ra nhiều tranh cãi, với nhiều tác nhân kết hợp.

Được biết, Neanderthal từng được coi là chủng người tối cổ, phát triển chậm chạp và không có gì đáng chú ý. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy họ cũng rất thông minh, thậm chí là sáng tạo, giống hệt người tinh khôn. Nhiều chuyên gia còn tin rằng hầu hết các bức vẽ cổ xưa trong các hang động tại châu Âu đều là sản phẩm của chủng người này.

Cũng có bằng chứng cho thấy Neanderthal và người hiện đại - Homo Sapien - đã giao phối cùng nhau, hòa lẫn bộ gene vào các thế hệ người hiện đại sau này.

Cập nhật: 04/12/2019 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video