Người Nhật hoang mang khi hòn đá phong ấn cáo 9 đuôi vỡ nát

Người ta phát hiện, "sát sinh thạch" ở tỉnh Tochigi, Nhật Bản đã bị vỡ đôi, nghi ngờ là con cáo 9 đuôi bị nhốt trong đó đã phá được phong ấn, thoát ra ngoài.

Trên khắp thế giới có nhiều câu chuyện dân gian khác nhau. Tại Nhật Bản, có một viên đá được mệnh danh là "sát sinh thạch", tương truyền rằng sát sinh thạch là hòn đá phong ấn cửu vĩ yêu hồ (hồ ly tinh 9 đuôi hay tục gọi là cáo 9 đuôi, một loại yêu quái có pháp lực cực mạnh).

Chính vì phong ấn cáo 9 đuôi, sát sinh thạch không ngừng tỏa ra độc khí, có thể gây hại cho người và vậy, thậm chí côn trùng bay qua cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Thế nhưng, mới đây, một số người đã phát hiện, sát sinh thạch ở tỉnh Tochigi, Nhật Bản đã bị vỡ đôi, nghi ngờ là con cáo 9 đuôi bị nhốt trong đó đã phá được phong ấn, thoát ra ngoài.


Sát sinh thạch nổi tiếng ở tỉnh Tochigi, Nhật Bản.

Cụ thể, cư dân mạng Nhật Bản có nickname là @Lily0727K đã đăng trên Twitter của mình, nói rằng anh đến thăm sát sinh thạch tại danh lam thắng cảnh ở tỉnh Tochigi. Thế nhưng không ngờ rằng, hòn đá được mệnh danh là phong ấn cáo 9 đuôi lại vỡ làm đôi. Trong bức ảnh mà @Lily0727K đính kèm, sát sinh thạch thực sự bị chẻ đôi, sợi dây thừng được đan bằng rơm dùng để xua đuổi tà ma cũng bị đứt. Do truyền thuyết về sát sinh thạch, rất nhiều người chú ý đến thông tin này và nhanh chóng làm dấy lên những cuộc tranh luận sôi nổi của cư dân mạng.

Một số người đã đính kèm ảnh để làm chứng, để lại lời nhắn rằng khi họ đến thăm địa điểm này vào tháng 12 năm ngoái, sát sinh thạch vẫn còn nguyên vẹn và các ghi chú trên đó vẫn bình thường. Các giáo sĩ của ngôi đền tiết lộ rằng thời điểm sát sinh thạch bị phá vỡ đã cách đây 637 năm (thời kỳ Nam-Bắc triều). Vào thời điểm đó, một cao tăng gọi là Nanboku-cho đã sử dụng quyền năng của mình để thanh tẩy và trừ tà. Sau khi thanh tẩy xong, sát sinh thạch vỡ vụn, các mảnh đá của nó đã bay đến các phần khác nhau tại Nhật Bản.


"Sát sinh thạch" bị vỡ gây hoang mang.

Trong truyền thuyết Nhật Bản, cáo 9 đuôi mặt trắng, tóc vàng, thường hóa thành các mỹ nữ để quyến rũ các vị vua. Các mỹ nhân như Đát Kỷ, Bao Tự, vợ lẽ của hoàng tử Bintosara Ấn Độ, đều được xem là một trong những hóa thân của cáo 9 đuôi. Sau đó, cáo 9 đuôi lại theo sứ thần nhà Đường đến Nhật Bản, hóa thành một tuyệt thế mỹ nữ tên Tamamo-no-Mae để quyến rũ Thiên hoàng Konoe.

Song, âm dương sư nổi tiếng Abe no Seimei đã nhìn thấu thân phận của con cáo 9 đuôi và đánh đuổi nó ra khỏi hoàng cung. Không lâu sau, hoàng đế cử một đội quân gồm 80.000 quân đến cao nguyên Nasu của Shimono (tỉnh Tochigi ngày nay) để chinh phục con cáo 9 đuôi và cuối cùng đã giết được nó.

Tuy nhiên, oán khí của con cáo 9 đuôi không tiêu tan, bị phong ấn vào đá, người dân địa phương mới gọi đây là sát sinh thạch. Mãi đến 200 năm sau, một cao tăng đắc đạo nhưng sự bất bình của nó đã nằm lại trên đá, và khí độc mà nó tỏa ra. Người dân địa phương gọi đá là "đá giết người". Mãi đến 200 năm sau, Nanboku-cho một nhà sư đắc đạo mới tinh lọc được oán khí này, tuy nhiên lại làm sát sinh thạch vỡ làm nhiều khối, văng đi khắp nơi ở Nhật Bản.

Tuy vậy, bất chấp truyền thuyết dân gian về cáo 9 đuôi rất nổi tiếng ở Nhật Bản, sau khi các chuyên gia nghiên cứu và phân tích, họ đưa ra kết luận, sát sinh thạch thực chất chỉ là một loại đá núi lửa độc hại. Tính chất nguy hiểm của nó nằm ở việc nó xuất hiện cạnh miệng núi lửa, nhiễm hydro sunfua và lưu huỳnh đioxit, các khí độc và các chất có chứa asen cao, chính vì vậy mới có hiện tượng sinh vật bị bệnh hoặc chết khi tiếp xúc với nó.

Chính vì vậy, việc sát sinh thạch bị vỡ đôi cũng chẳng làm nó thêm nguy hiểm chút nào.

Cập nhật: 11/03/2022 Theo Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video