Người "thủy tinh"

Bé Sarita Bista và phần trán thải mảnh thủy tinh.

Lúc đầu chỗ rộp da xuất hiện ở một bên trán của bé Sarita Bista và khi cào lên chỗ đó thì lòi ra một mảnh thủy tinh! Đến nay, bé đã sản xuất hơn 130 “mảnh thủy tinh"!

Đó là trường hợp một bé gái 12 tuổi tên là Sarita Bista sống ở quận Kailai, miền Tây Nepal, đã thải ra những vật thể cứng và trong suốt như những "mảnh thuỷ tinh" từ trán trong 3 năm qua. Một nhóm bác sĩ ở Bệnh viện Nepalgunj (NHT) ở Kohalpur mới đây đã tiến hành cuộc nghiên cứu về hiện tượng này.

Theo thông tin từ gia đình, bé gái đã thải ra hơn 130 “mảnh thủy tinh” trung bình dài 4 cm và rộng 1 mm từ ngày 18/1/2006. Bác sĩ Kiduwai, người liên quan trong cuộc nghiên cứu, nói: “Scan CT không cho thấy có vấn đề gì trong lớp da trán của bé, và dường như những mảnh thủy tinh này không lòi ra từ xương. Chúng tôi chỉ có thể thông tin chi tiết sau cuộc nghiên cứu sâu hơn nữa”. 

Các bác sĩ cũng cho biết đây là hiện tượng đầu tiên trong lịch sử y khoa. Bác sĩ Kiduwai cho biết thêm:

Bé Sarita Bista cùng mẹ và những mảnh thủy tinh lấy ra từ đầu em. (Ảnh: kantipuronline)

“Từng có nhiều trường hợp mà xương sọ phát triển trái với tự nhiên và gây cảm tưởng như là mọc sừng. Nhưng cơ thể người không thải ra thủy tinh. Đây là trường hợp khá là lạ lùng!”.

Nhóm bác sĩ cho biết họ nghiên cứu với sự giúp đỡ của các nhà khoa học ở Viện Khoa học và Công nghệ Nepal (NAST), và sắp tới mẫu da của Bista sẽ được gửi đến NAST để nghiên cứu thêm.

Từ ngày 7-8 năm nay, mỗi ngày trán bé Sarita đều thải ra “những mảnh thủy tinh hình tam giác”. Bà Dhansara Bista, mẹ của bé cho biết: Có ngày trán Sarita thải ra đến 12 mảnh. Lúc đầu chỗ rộp da xuất hiện ở một bên trán của bé. Sau khi chúng tôi cào lên chỗ đó thì lòi ra một mảnh thủy tinh! Theo lời bà mẹ, đôi khi bé Sarita bị mất ý thức khi bắt đầu “thải ra” mảnh thủy tinh.

Nói chung thì Sarita bắt đầu “sản xuất thủy tinh" từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Cha mẹ của bé đã tốn trên 300.000 rupi Nepal để chữa chạy cho con nhưng không đạt kết quả, và họ đang cần sự trợ giúp tài chính để tiếp tục trị “bệnh lạ” này.

Thanh Phong

Theo Kantipur, CAND.com.vn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video