Nguy cơ lây nhiễm khi dùng chung nhạc cụ hơi

Một nghiên cứu mới cho thấy rằng việc sử dụng chung các loại nhạc cụ hơi làm bằng gỗ đã làm gia tăng các nguy cơ lây nhiễm các căn bệnh do vi khuẩn có trong nước bọt, đặc biệt là trong các trường học. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế nghiên cứu sức khỏe môi trường bởi các các nhà khoa học.

Stuart Levy, một nhà vi sinh vật học làm việc tại Trường Y, Đại học Tufts, ở Boston, Hoa kỳ, đã hợp tác với đồng nghiệp Bonnie Marshall để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh thường thấy trong miệng trên 20 nhạc cụ hơi làm bằng gỗ. Họ nhận thấy rằng vi khuẩn gây bệnh này tồn tại trên Kèn clarinet và Kèn saxophones đến 3 ngày, dài hơn cả ở Kèn trômpét hoặc ống Sáo.

Trong một thí nghiệm khác, Levy và Marshall cấy chuỗi cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn và các loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm khác trên các lưỡi gà của các nhạc cụ hơi làm bằng gỗ. Kết quả là, các tụ cầu khuẩn và chuỗi cầu khuẩn tồn tại trên các lưỡi gà trong nhiều ngày. Các loại Vi khuẩn khác có thể tồn tại từ 1 đến 2 ngày, ngoại trừ Vi khuẩn gây bệnh lao, tồn tại hơn 2 tuần.


Việc sử dụng chung các loại nhạc cụ hơi làm bằng gỗ đã làm gia tăng các nguy cơ  lây nhiễm
các căn bệnh do vi khuẩn có trong nước bọt. (Ảnh: Elementaryband)

Khi các nhà khoa học đã sử dụng một máy nén khí để đưa lượng nước bọt bị nhiễm vi khuẩn vào bên trong Kèn clarinet, một số vi khuẩn một lần nữa lại kéo dài thêm thời gian tồn tại khoảng vài ngày. Các tụ cầu khuẩn tồn tại kéo dài đến 5 ngày bên trong Kèn clarinet.

Các lưỡi gà, bộ phận tạo ra âm thanh trong Kèn Clarinet, kèn saxophones và các loại nhạc cụ hơi làm bằng gỗ khác (không kể đến ống Sáo), đóng vai trò như những thủ phạm chính nuôi dưỡng vi khuẩn gây bệnh. Hầu hết các lưỡi gà đều được làm từ cây gỗ lớn. Chính vì chúng là vật chất hữu cơ, hút không khí ẩm và giúp vi khuẩn tồn tại lâu hơn so với trên bề mặt kim loại của các dụng cụ, Levy cho biết.

Những phát hiện trước đây hỗ trợ nghiên cứu này, cho thấy: vi khuẩn và virus có thể tồn tại trên các bề mặt tiếp xúc thông thường, theo Owen Hendley, bác sĩ Nhi khoa, làm việc tại Trường Y, Đại học Virginia, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những phát hiện mới không đi xa như vậy để thiết lập xác nhận sự lây nhiễm vi khuẩn trực tiếp từ người này sang người khác, thông qua việc sử dụng chung các nhạc cụ hơi làm bằng gỗ, Hendley nói. Chẳng hạn, vi rút cảm lạnh sẽ cần phải tìm đường đi sâu vào lỗ mũi hay vào đường thở sâu trong họng để lây nhiễm bệnh cho người chơi mới.

Các nghiên cứu cho thấy rằng cách tốt nhất để giảm thiểu lây lan vi khuẩn trong trường học là thực hiện một chính sách lau, rửa các nhạc cụ hơi làm bằng gỗ, hoàn toàn bằng tay, sau khi biểu diễn, Hendley nói.

Levy cho biết những phát hiện mới cho thấy rằng các loại nhạc cụ, đặc biệt là những loại có lưỡi gà, nên làm sạch ngay lập tức sau khi sử dụng để giảm thiểu rủi ro.

Hồ Duy Bình (Theo Sciencenews)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video