Nhà bị ngập, xử lý ra sao để không bị điện giật và hư hại thiết bị điện?

Miền Trung đang đối mặt với mưa kéo dài, nhiều khu vực được cảnh báo nguy cơ ngập úng, lũ quét, sạt lở. Trên thực tế, sau mỗi trận ngập, các gia đình thiệt hại không nhỏ khi đồ dùng, thiết bị điện ngâm nước. Thậm chí có người tử vong vì bị điện giật.

Vậy làm cách nào để đảm bảo an toàn điện trong mùa mưa lũ?

Trao đổi với Tiền phong, ông Lê Hoàng Anh Dũng, Phó TGĐ Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho hay EVNCPC đã phối hợp với chính quyền địa phương vận động người dân cùng kiểm tra, thay thế những tuyến đường dây điện sau công tơ không đảm bảo an toàn; đặt biển cảnh báo tại các vị trí có nguy cơ vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; phát quang hành lang tuyến, chặt tỉa cây ngoài hành lang có nguy cơ ngã đổ vào công trình điện khi có ảnh hưởng của bão.


Đồ đạc, thiết bị điện của người dân bị nước lũ ngâm nhiều ngày.

Riêng đối với các gia đình, chuyên gia ngành điện lưu ý khi bị ngập phải ngắt tất cả cầu dao, aptomat tổng trong nhà. Rút dây cắm điện, nguồn điện cấp cho thiết bị điện ra khỏi nguồn điện. Khi nước rút và chưa đóng điện trở lại, cần kiểm tra kỹ các thiết bị điện trong gia đình để tránh xảy ra cháy, chập, gây nguy hiểm cho người và thiết bị do môi trường ẩm ướt dài ngày.

Ông Dũng cũng lưu ý thêm, các hộ gia đình nên sử dụng các loại dây, thiết bị điện đạt tiêu chuẩn. Khi phát hiện đường dây điện bị đứt, rơi xuống đất hoặc cây cối ngã đổ vào đường dây, trạm điện thì không được đến gần và tìm cách báo hiệu, ngăn chặn, không cho người, phương tiện qua lại khu vực có sự cố. Đồng thời báo ngay cho Tổng đài Chăm sóc khách hàng của EVNCPC 19001909 để kịp thời xử lý, giảm thiểu nguy cơ thiệt hại về người và tài sản.


Mưa lũ gây ngập hàng loạt nhà dân ở miền Trung. (Ảnh: Thanh Trần).

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia từ ngày 13/10 đến 16/10, trên các sông ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên ở thượng lưu các sông từ 3-8m, hạ lưu từ 1-4m.

Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ ở thượng lưu sông La (Hà Tĩnh), các sông từ Quảng Bình đến Quảng Nam lên mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2; trên các sông suối nhỏ có khả năng lên mức BĐ3; hạ lưu sông La dao động ở mức BĐ1.

Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất xảy ra tại khu vực vùng núi, ngập lụt cục bộ vùng trũng thấp ven sông và khu đô thị tại các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam.

Cập nhật: 14/10/2023 Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video