Nhà di động cho phi hành gia vũ trụ

Viện Quốc gia về nghiên cứu vùng cực của Nhật Bản ở Tatikawa (ngoại ô thủ đô Tokyo) vừa giới thiệu mô hình ngôi nhà di động được thiết kế dành cho các nhà thám hiểm ở Nam cực và trong tương lai có thể được sử dụng làm nơi lưu trú cho người ở các trạm nghiên cứu Mặt trăng.


Đây là dự án chung của viện nghiên cứu trên với công ty Misawa và Cơ quan nghiên cứu hàng không vũ trụ Nhật Bản JAXA.

Theo thông tin từ bộ phận báo chí của viện nghiên cứu, ngôi nhà có cấu trúc kiểu kết nối container từ các khối kích thước khoảng 3m x 6m, chịu được gió mạnh và giá lạnh khắc nghiệt. Các khối di chuyển được với sự trợ giúp của xe trượt địa hình, trên đó lắp đặt ngôi nhà cho các nhà thám hiểm vùng cực và phi hành gia vũ trụ.

Nhà gồm 2 khối sẽ có diện tích khoảng 33m². Tường nhà làm bằng gỗ và lớp phủ Galvalume, chịu được nhiệt độ tới -45,3°C và tốc độ gió 220,32km/giờ. Các tấm pin quang điện mặt trời cho phép tích trữ năng lượng và nhiệt để duy trì nhiệt độ thích hợp tối ưu bên trong căn nhà.

Việc thử nghiệm ngôi nhà trên sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 9/2020 tại trạm Showa của Nhật Bản ở Nam cực, nơi ngôi nhà độc đáo được tàu phá băng Shirase đưa đến từ cảng Tokyo.

Thử nghiệm tại vùng cực là dịp để các nhà nghiên cứu có thể kiểm tra các chức năng cũng như những vấn đề phát sinh của ngôi nhà. Sau đó, ngôi nhà sẽ được tiến hành thử nghiệm tại trạm nghiên cứu Dome, nơi có điều kiện sống tương tự trong không gian.

Cập nhật: 02/11/2019 Theo SGGP
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video