Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ do Nga xây dựng

Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam Vương Hữu Tấn cho hay, việc lựa chọn Nga là bài toán được xem xét trong một thời gian dài. Công nghệ điện hạt nhân của Nga là an toàn bậc nhất hiện nay.

Chiều 25/5, TS Phan Minh Tuấn - Trưởng ban Chuẩn bị đầu tư dự án Điện hạt nhân và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cho hay, thời gian tới sẽ báo cáo Chính phủ dự án đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 để năm 2014 kịp khởi công và đưa tổ máy đầu tiên vào vận hành năm 2020.

Theo ông Tuấn, do Nga sở hữu công nghệ nguồn và bề dầy kinh nghiệm về điện hạt nhân nên Việt Nam đang đàm phán với các đối tác của Nga để nước này xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Dù chưa tiết lộ công nghệ nào sẽ được lựa chọn cho dự án Ninh Thuận 1 nhưng ông Tuấn cho biết, công nghệ lò nước nhẹ của Nga vận hành rất an toàn.

Đồng thời với việc lựa chọn đối tác, công nghệ, Ban chỉ đạo dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đang triển khai một loạt các công việc như chuẩn bị cơ sở hạ tầng, xúc tiến xây dựng trung tâm cung cấp thông tin về điện hạt nhân cho người dân Phan Rang, chuẩn bị thực hiện dự án đào tạo nhân lực cho nhà máy...

Nhà máy điện hạt nhân Gundremmingen (Đức). Ảnh: Senthil.

Còn PGS. TS Vương Hữu Tấn - Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho hay, việc lựa chọn Nga là bài toán được xem xét trong một thời gian dài. "Công nghệ điện hạt nhân của Nga là an toàn bậc nhất hiện nay. Và Nga cũng cam kết giúp chúng ta xử lý toàn bộ chất thải hạt nhân", ông Tấn nói.

Cuối năm 2009, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân. Theo đó, năm 2014 bắt đầu khởi công Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 với 2 tổ máy công suất 2.000MW và năm 2020 đưa vào hoạt động. Còn thời điểm khởi công Nhà máy Ninh Thuận 2 vẫn chưa được xác định.

Đây sẽ là nhà máy điện công nghệ lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò hiện đại nhất, đã được kiểm chứng, bảo đảm tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư. Tổng mức đầu tư dự toán 200.000 tỷ đồng.

Hiện, Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác hạt nhân song phương với Nga, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc, Argentina.

Ngày 27-29/5, Bộ KH&CN và Bộ Công thương đồng chủ trì tổ chức Triển lãm Quốc tế lần thứ 4 về điện hạt nhân tại Cung Văn hóa Hữu nghị (Hà Nội), với chủ đề "Hướng tới Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận". Ngoài nước chủ nhà, còn có các công ty hàng đầu thế giới về công nghiệp điện hạt nhân của Nhật Bản, Nga, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Canada và Bungari.

Triển lãm này nhằm cung cấp các thông tin để người dân hiểu rõ hơn việc tại sao phải đầu tư vào điện hạt nhân khi nhu cầu năng lượng và điện năng của Việt Nam đang không ngừng tăng.

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video