Nhà thờ chính tòa Aachen - Di sản văn hóa thế giới tại Đức
Nhà thờ chính tòa Aachen là một nhà thờ Công giáo tại thành phố Aachen, miền Tây nước Đức. Đây là nhà thờ lớn lâu đời nhất tại Bắc Âu. Karl Đại đế cho xây Nhà thờ chính tòa Aachen từ năm 785 và nó được hoàn thành vào năm 800, sau 15 năm xây dựng. Ngay từ thời mới được xây dựng vị tu viện trưởng của Tu viện Reichenau là Walahfrid Strabo đã ca ngợi ngôi nhà cầu nguyện của Karl Đại đế như là "đền thờ vĩ đại của Solomon".
Cách sắp đặt cột của tòa nhà hình bát giác cao có mái vòm với 2 tầng và lốì đi 16 cạnh phỏng theo ngôi nhà thờ Byzantine San Vitalc ở Ravenna của Ý, nơi ngự trị của các vị Hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã.
Những cột trong lối đi ở tầng trên có nguồn gốc từ thời cổ đại, trong số đó có 6 cột bằng đá porphyry đỏ từ Ai Cập, loại đá chỉ được dùng để xây cho hoàng đế thời đó.
Cho đến năm 1531, 30 vị hoàng đế Đức đã ngự trên chiếc ngai vàng để tiếp nhận Thánh chế La Mã các dân tộc Đức của Hoàng đế Karl. Những vật quý giá nhất trong nhà thờ lớn Aachen mà ngày nay du khách được chiêm ngưỡng đều là những đồ vật được các vị hoàng đế Đức hiến tặng. Những hoàng đế sau này muốn dõi theo Karl Đại đế và kế thừa truyền thông của Đế quốc La Mã. Trong số những báu vật đó có chiếc đòn treo khổng lồ do hoàng đế Friedrich Bar- barossa (1122-1190) hiến tặng có thể nói là không những vô cùng giá trị mà còn cực kỳ tinh xảo.
Nhà thờ chính tòa Aachen còn có tên gọi khác là Nhà thờ Hoàng gia Thánh Maria của Aachen. Trong vòng gần 600 năm từ năm 936 tới năm 1531, nơi đây đã diễn ra lễ tấn phong cho 30 vị vua và 12 hoàng hậu Đức. Nhà thờ này có ngai tòa giám mục từ năm 1802 tới năm 1825, sau đó hoạt động của nhà thờ này có bị gián đoạn 1 thời gian đến năm 1930 giáo phận lại được tái lập ở đây.
Nếu như kiến trúc bên ngoài đã khiến người xem choáng ngợp thì kiến trúc bên trong nhà thờ khiến ai cũng phải bất ngờ và có cảm giác như đang lạc vào một viện bảo tàng nghệ thuật với vô vàn bức tranh, bức chạm khắc tinh xảo...
Phần lõi của nhà thờ chính tòa Aachen vốn là một nhà nguyện của cung đình. Ban đầu Karl Đại đế cho xây dựng nơi này chỉ để phục vụ hoàng gia. Sau đó theo ý kiến của giáo hoàng Leo III, nơi này được mở rộng để tôn vinh đức Thánh Maria. Những tiếp theo, công trình kiến trúc tiếp tục được mở rộng và công việc xây dựng chỉ thực sự kết thúc sau đó 15 năm. Với vẻ tráng lệ và kiến trúc hoàn hảo, công trình được Unesco công nhận là Di sản thế giới, điều đáng nói là đây là công trình đâu tiên của Đức được Unesco công nhận là là 1 trong 3 công trình lịch sử đầu tiên được công nhận tại Châu Âu.
Trong số vô vàn báu vật được cất giữ tại Nhà thờ chính tòa Aachen, ngoài những báu vật đã kể trên phải nói đến những tuyệt phẩm của giáo hội về các thời kỳ hậu cổ điển, thời kỳ Carolingian, Ottonian và Staufian ví như: Thánh giá Lothair; Tượng bán thân Hoàng đế Charlenagne...Di hài của Charlenagne hiện vẫn được an táng trong nhà thờ chính tòa này.
Năm 1000, Hoàng đế Otto III của Đế quốc La Mã đã cho cửa hầm mộ của Charlenagne. Một trong số những cận thần thân tín nhất của Hoàng đế Otto đã ghi lại sự kiện này trong cuốn Chronicle of Novalesia được viết năm 1026 như sau: "Vậy chúng tôi đi vào hầm mộ Charles. Ông ta không nằm, như các người chết khác, mà ngồi như thể còn sống. Đầu đội vương miện bằng vàng, các bàn tay mang bao tay, cầm 1 vương trượng; các móng tay xuyên qua bao tay chìa ra ngoài. Bên trên ông ta có tấm trướng bằng đá vôi và cẩm thạch. Khi vào, có 1 mùi khó ngửi xông ra. Chúng tôi quì xuống kính cẩn chào hoàng đế Charles và sửa lại những thứ bị hư hại. Thân thể hoàng đế còn nguyên vẹn, chỉ hư mất chỏm mũi. Hoàng đế Otto thay chỏm mũi đó bằng vàng, lấy 1 cái răng của Charles, cho xây tường bịt lối vào hầm mộ, rồi rút lui".
Một bức tranh lớn mô tả Hoàng đế Otto và cái nhìn khâm phục vào hoàng đế Charlemagne được vẽ trên tường đại sảnh đường của Tòa thị chính Aachen.
Năm 1165, Hoàng đế Frederick Barbarossa tiếp tục cho mở hầm mộ này và đặt xác hoàng đế Charlenagne vào một quách làm bằng đá hoa ( một loại đá quý được sử dụng làm quách cho hoàng đế Caesar vĩ đại của đế chế La Mã). Năm 1215. Hoàng đế Frederick II lại cho làm 1 quan tài bằng vàng và bạc và để xác của Charlenagne vào đó.
Hòm thánh tích của Đức mẹ Maria được đặt tại gian cung thánh đường từ khoảng năm 1220-1239. Bên ngoài có trang trí những hình chạm khắc Chúa Kito, Đức mẹ Maria, Hoàng đế Charlenagne, Giáo hoàng Leo III cùng 12 tông đồ. Hòm thánh tích này chứa đựng 04 thánh tích lớn của Aachen đó là: Áo choàng không tay của Đức Mẹ; Tấm vải liệm của Chúa Kitô; Tấm khố đầy máu của Chúa trên cây Thánh giá và Khăn quấn quanh thắt lưng chúa.
Theo phong tục truyền thống từ năm 1349, cứ mỗi 07 năm các thánh tính trên lại được lấy ra khỏi hòm để trưng bày trong dịp Đại hành hương Aachen.
Nhà thờ chính tòa Aachen được Unesco công nhận theo tiêu chí (i), (ii), (vi)
Tiêu chí (i): Các cột đá cẩm thạch của Ý và Hy Lạp cùng những bức tranh lớn và phần mái vòm của Nhà thờ chính tòa Aachen là những tuyệt tác về nghệ thuật đá.
Tiêu chí (ii): Mang phong cách kiến trúc Phục hưng và Byzantine, Nhà thờ chính tòa Aachen là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của kiến trúc tôn giáo tại Châu Âu.
Tiêu chí (vi): Nhà thờ chính tòa Aachen không chỉ là một công trình kiến trúc có giá trị cao về mỹ thuật và lịch sử mà đây còn là nơi lưu giữ những báu vật tôn giáo vô giá.