Nhà vệ sinh ở Nhật sạch tới cỡ nào? Hóa ra đây mới xứng là "đỉnh cao công nghệ Nhật Bản"

Nhà vệ sinh ở Nhật sạch sẽ tới mức mọi người có thể ăn, ngủ, chơi game hay làm bất cứ thứ gì mình thích trong đó.

Sinh viên Nhật Bản có thói quen ăn trong nhà vệ sinh. Theo khảo sát, cứ 5 người ở độ tuổi 20 thì có một người ăn trưa trong nhà vệ sinh. Nguyên nhân bởi vì họ sợ ăn một mình, xấu hổ và sợ những người khác nghĩ rằng họ không có bạn bè. Vì vậy, họ chọn ăn trong không gian bí mật của nhà vệ sinh, gọi đó là "bữa ăn ngọt ngào".

Đây cũng là lý do mà nhiều trường cao đẳng và đại học ở Nhật Bản dán thông báo trong nhà vệ sinh, ghi rõ: Không được phép ăn ở đây!. Nhưng điều đó không cải thiện được tình hình.

Tạm bỏ qua vấn đề văn hóa, có lẽ bạn sẽ tự hỏi tại sao một môi trường bẩn và hôi thối như nhà vệ sinh lại có thể là nơi để thưởng thức các món ăn và thực phẩm? Trên thực tế, nhà vệ sinh công cộng ở Nhật sạch sẽ hơn những gì bạn có thể nghĩ đến và tưởng tượng.

Điều này thậm chí đã được công nhận trên khắp thế giới, chinh phục bất cứ du khách nào khi tới thăm đất nước mặt trời mọc. Công nghệ, trí tuệ và sự quan tâm tới từng chi tiết nhỏ trong trải nghiệm của người dùng là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt. Hãy cùng "unbox" một nhà vệ sinh tại Nhật để hiểu rõ hơn về điều này.

Nhà vệ sinh ở Nhật Bản được chia thành hai loại: bồn cầu và xí xổm


Nhà vệ sinh kiểu ngồi xổm ở Nhật Bản.

Có hai loại nhà vệ sinh ở Nhật Bản, một là nhà vệ sinh kiểu ngồi xổm truyền thống và một là nhà vệ sinh kiểu bồn cầu hiện đại. Tuy nhiên, dạng truyền thống giờ rất hiếm, chỉ xuất hiện ở một số nơi, các công viên hoặc những căn nhà kiểu cũ. Nhưng ngay cả khi đó là nhà vệ sinh kiểu xí xổm, nó cũng rất đặc biệt. Ngoài các yêu cầu cơ bản về mức độ sạch sẽ và không có nước trên mặt đất, chúng phải được cài đặt tay vịn để người dùng có thể bám vào và đứng dậy được. Chiều cao và khoảng cách của tay vịn phải được tính toán một cách khoa học để phù hợp với đủ mọi thể trạng của người sử dụng.

Giấy vệ sinh có thể hòa tan vào nước, nhiều tới mức dùng không bao giờ hết

Và ở Nhật Bản, luôn có rất nhiều giấy vệ sinh trong nhà vệ sinh công cộng. Ở nhiều nơi, giấy vệ sinh thường có hai cuộn, gấp đôi so với bình thường. Do đó, xác suất "không có giấy trong nhà vệ sinh" xảy ra gần như bằng con số 0. Chưa kể, giấy vệ sinh của Nhật Bản rất mỏng, là loại một lớp, có thể hòa tan trong nước, cho phép ném trực tiếp vào bồn cầu sau khi sử dụng. Bởi người Nhật không thể chịu đựng việc để giấy vệ sinh đã qua sử dụng tiếp xúc với không khí, vì sự ám ảnh về mùi và hình ảnh mà nó mang lại. Hơn nữa, việc ném giấy vào thùng rác sẽ làm tăng khối lượng công việc của người dọn dẹp và cũng sẽ dễ dàng tạo môi trường sinh sản cho vi khuẩn.

Sản xuất giấy thải từ giấy vệ sinh Nhật Bản.

Theo một nghĩa nào đó, sự ác cảm của người Nhật đối với mùi và theo đuổi sự sạch sẽ đã thúc đẩy sự phổ biến của giấy vệ sinh có thể hòa tan vào nước. Về nguồn gốc, chúng được sản xuất bằng cách tái chế giấy thải, thông qua các bước nghiền, khử trùng, làm trắng... Do đó, chúng có giá thành thấp và có thể cung cấp miễn phí với số lượng không giới hạn. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn có thể đem một vài cuộn giấy về nhà bởi việc đó vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt rất nặng.

Bồn cầu thông minh, ngồi xuống là không muốn đứng dậy

Hầu như tất cả các nhà vệ sinh ở Nhật Bản đều sử dụng loại bồn cầu thông minh. Đó là loại bồn cầu có thể tự động vệ sinh và rửa sạch cho người dùng sau khi họ đi vệ sinh. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trên thế giới phát triển bồn cầu thông minh và mang nó ra thế giới.

Chức năng vệ sinh bằng tia nước của bồn cầu thông minh.

Chức năng cốt lõi của bồn cầu thông minh không có gì hơn 3 điểm: ghế sưởi, tính năng làm sạch bằng nước ấm và tính năng sấy khô bằng không khí ấm. Việc sưởi ấm của phần ghế ngồi giúp người dùng không bị lạnh khi đi vệ sinh vào mùa đông. Việc làm sạch nước ấm là thay giấy bằng nước, giúp mông của bạn sạch sẽ. Chức năng sấy thổi ra các luồng gió nhẹ như làn gió xuân, giúp mông bạn khô thoáng.

Tính năng phát nhạc đặc biệt chỉ dành cho người Nhật

Ngoài các chức năng cốt lõi ở trên, bồn cầu thông minh tại các nhà vệ sinh công cộng ở Nhật Bản thường có nút phát nhạc, với biểu tượng âm thanh phía trên. Nó được tạo ra không phải để giúp người sử dụng giải trí, mà là để che đi các tiếng động "nhạy cảm" mà họ có thể phát ra khi sử dụng nhà vệ sinh.

Khi nhấn nút này, nhà vệ sinh sẽ phát ra tiếng nước chảy, bao phủ hoàn hảo các âm thanh nhạy cảm khác của chính bạn. Sự xuất hiện của tính năng này đã nhận được vô số lời khen ngợi từ các khách hàng là nữ giới. Bởi nó giúp họ không còn rơi vào các tình huống xấu hổ như trước.

Đây là một bảng điều khiển của bồn cầu thông minh, thường nằm ở bên tay phải của bồn cầu. Đôi khi nó được gắn trực tiếp lên cạnh bên của tường. Bạn có thể thấy các nút cơ bản như rửa mông, sấy khô, điều chỉnh nhiệt độ, độ mạnh yếu của tia nước, nhiệt độ nước, nhiệt độ gió... Mọi thứ đều có thể được điều chỉnh. Một số bảng phức tạp có trên 30 nút, đủ để cho người dùng thoải mái khám phá và thử nghiệm trong một thời gian dài.

Thùng rác cũng "thông minh".

Đây không phải là một chiếc máy sấy khô tay. Nó là thùng rác, dành cho các loại rác đặc biệt, chủ yếu phục vụ nữ giới. Đặt bàn tay lên trên cảm biến hồng ngoại màu đen. Sau khoảng hai giây, nắp thùng sẽ tự động mở để bạn đặt rác vào. Sau vài giây, nắp sẽ tự động đóng lại, tránh việc người dùng phải chạm tay vào thùng rác, khiến vi khuẩn lây lan. Nắp thùng rất kín và chặt, giúp xóa sổ mùi và hình ảnh về những thứ khó coi.

Nhà vệ sinh hỗ trợ mẹ và bé

Ghế trẻ em.

Ở Nhật Bản, có rất nhiều bà mẹ thường mang theo con nhỏ khi đi ra ngoài. Để tạo điều kiện cho những bà mẹ có em bé này, "ghế trẻ em" thường có thể được nhìn thấy trong các nhà vệ sinh công cộng ở Nhật Bản. Mẹ đặt bé lên ghế trong nhà vệ sinh, không còn sợ chúng chạy lung tung trong lúc giải quyết "việc riêng".

Bồn cầu cỡ nhỏ cho trẻ em và chỗ thay tã...

Trong một số nhà vệ sinh có đặt bồn cầu dành riêng cho trẻ em. Chiều cao và kích thước của chúng được thiết kế theo kích cỡ mông của trẻ, thuận tiện và an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, có một bàn riêng để thay tã.

Tấm bảng này thường được đặt bên cạnh tường. Nó có tác dụng hỗ trợ bạn thay đồ, khi cởi giày ra không phạm chạm chân xuống đất. Bằng cách này, tất và quần áo sẽ không bị bẩn. Thiết bị hỗ trợ này được thiết lập tại hầu hết các trung tâm mua sắm lớn, có thể được sử dụng bởi cả người lớn và trẻ em.

Nút gọi hỗ trợ khẩn cấp

Có thể có những tình huống bất ngờ trong nhà vệ sinh, đặc biệt là đối với những người già yếu. Một số nhà vệ sinh Nhật Bản sẽ được trang bị nút gọi khẩn cấp bên cạnh tường nhà vệ sinh. Màu đỏ của nó rất bắt mắt và thậm chí có cả một nút được đặt ở vị trí thấp, đề phòng khi bạn ngã và không thể đứng dậy vẫn có thể bấm nút.

Ngủ trong nhà vệ sinh không phải là chuyện hiếm.

Trên thực tế, tại một số công ty có giờ làm việc lớn, nhà vệ sinh thường trở thành nơi ngủ bí mật của nhân viên. Nếu vào nhà vệ sinh và nghe thấy tiếng ngáy ở phòng bên, đừng quá bất ngờ.

Tại sao nhà vệ sinh ở Nhật Bản lại sạch đến vậy?

Trên thực tế, các thiết bị hiện đại và thông minh chỉ hỗ trợ được phần nào. Điều quan trọng làm nên sự sạch sẽ của nhà vệ sinh công cộng ở Nhật Bản là ý thực của mọi người, cũng như công việc của các nhân viên vệ sinh. Thông thường, các nhà vệ sinh trong nhà hàng và trung tâm mua sắm sẽ có lịch kiểm tra hàng ngày, để quản lý có thể biết rõ ai đã kiểm tra nhà vệ sinh trong ngày. Hầu hết các nhà vệ sinh được kiểm tra mỗi giờ (đôi khi cứ sau 30 phút). Đây là một tần suất rất lớn, mang lại hiệu quả và độ sạch sẽ cao.

Cập nhật: 21/10/2019
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video