Nhân giống hai loài lan hài quý hiếm

Các chuyên gia thuộc Viện Ứng dụng công nghệ vừa nhân giống thành công hai loài lan hài quý: Hài Hằng (đặc hữu VN) và Hài Tam Đảo (đặc hữu Đông Dương) bằng phương pháp gieo hạt trong ống nghiệm. 

PGS, TS. Đặng Xuyến Như (Ảnh: VNN)

Bước đột phá này không chỉ góp phần bảo tồn các loài lan quý hiếm đang trong tình trạng suy kiệt mà còn có giá trị kinh tế cao cho ngành xuất khẩu lan của VN.

Hiện tại ở VN loài lan Hài Hằng (P.hangianum) và Hài Tam Đảo (P.gratrixianum) ngày càng hiếm gặp trong tự nhiên. Bởi vậy việc nghiên cứu nhân giống loài lan này vừa là nhiệm vụ mà còn là nghĩa vụ đối với các nhà khoa học Việt nam.

Tuy nhiên, để làm cho hạt Hài Hằng và Hài Tam Đảo nẩy mầm là không đơn giản, bởi hai loài này rất khó nhân giống.

Theo giải thích của PGS, TS. Đặng Xuyến Như - Viện Ứng dụng Công nghệ thì hạt lan hài rất nhỏ, dài chừng một tới hai mm, rộng 1mm, chứa rất ít hoặc hầu như không có chất dinh dưỡng dự trữ tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm.

Do vậy, nếu gieo hạt bên ngoài ống nghiệm, tức là trong môi trường đất bình thường, thì hạt dễ bị mất mát và khó sinh trưởng.

Lan Hài Hằng (Ảnh: eorchids.org)

Qua không ít lần thất bại song vẫn không nản chí, cuối cùng nhóm nghiên cứu Viện ứng dụng công nghệ cũng thử nghiệm nhiều môi trường khác nhau để tìm được môi trường tối ưu cho mỗi loài, nhằm đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất.

Từ kết quả nghiên cứu này, nhóm đã xây dựng được quy trình nhân giống hai loài lan quý bằng phương pháp gieo hạt trong ống nghiệm.

Đồng thời, họ cũng đã tìm ra phương pháp tách mầm như một biện pháp bổ sung để nhân giống Hài Hằng và Hài Tam Đảo. Không dừng lại đó, các nhà khoa học bước đầu nghiên cứu thành công việc nuôi trồng những cây con nói trên trong vườn ươm.

Thành công nói trên mở ra triển vọng nhân giống, tiến tới ươm cây con của lan Hài Hằng và Hài Tam Đảo tại các khu bảo tồn rồi đưa chúng trở lại tự nhiên.Ngoài ra, đây cũng là một cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu lan của VN, bởi vì vào năm 2003 các nhà làm vườn tại Đài Loan đã xuất khẩu được gần 100.000 cây lan hài giống, đã thu về 1,1 triệu đôla.

 


Thụ phấn cho Hài Tam Đảo


Thụ phấn cho Hài Hằng


Quả Hài Hằng và Hài Tam Đảo được thu hái để tách lấy hạt


Hạt Hài Hằng và Hài Tam Đảo nảy mầm trong ống nghiệm


Cây con sinh trưởng trong ống nghiệm


Cây con được đưa từ ống nghiệm ra vườn ươm

Hài Tam Đảo nở hoa tự nhiên vào tháng 10 tới tháng 12. Chúng sống trên các sườn dốc núi đá ở độ cao 900-1.100m so với mặt nước biển.

Hài Hằng nở hoa tự nhiên từ tháng tư tới tháng 5. Loài này thường sống trên các kẽ đá phủ rêu trên vùng núi đá vôi ở độ cao khoảng 450-750m ở miền Bắc VN.

Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video