Nhận tin xấu còn tốt hơn là sự chờ đợi

Một nghiên cứu mới đây đã nói rằng, không một ai muốn nhận tin xấu, nhưng đối với một số người, không nhận được tin gì còn tệ hơn. Nhất là những người có vấn đề thần kinh nhẹ thường rất dễ bị khủng hoảng khi luôn phải lo lắng. 

Các nhà tâm lý học từ lâu đã biết những tin tức xấu dễ gây chú ý nhanh hơn, dễ kích thích hơn trong khi những tin tốt thì thường tác động lên não chậm hơn. Các nhà khoa học giải thích hiện tượng này như một triết lý sống còn, một phần của bộ phận mô phỏng của não nhằm cảnh báo sự nguy hiểm hay một sự đe dọa đang đến. 

Thế nhưng, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Toronto lại muốn tìm hiểu thêm về cách con người phản ứng lại với những điều không chắc chắn – thiếu thông tin hoặc thông tin không rõ ràng. 41 người gồm cả phụ nữ và đàn ông tham gia vào thí nghiệm này để kiểm tra xem hệ thần kinh họ phản ứng thế nào, sau đó được đo bằng điện cực để ước lượng họat động não khi họ hoàn thành xong nhiệm vụ. Khi tới quá trình kiểm tra tâm trạng, các nhà điều tra đã đánh dấu họat động của thần kinh trong thùy trước, một phần của não nằm bao bọc một cách phức tạp đang xung đột, không chắc chắn và đang có lỗi. 

Ảnh: Corbis.com

Những người tham gia sau đó được hỏi những câu hỏi nhằm phản hồi lại khi họ nghĩ về những biểu tượng xuất hiện trên màn hình vi tính. Sau khi phản hồi, họ nhận lại những thông tin phản hồi trên màn hình dưới dạng dâu hiệu công cho thấy điều tốt, một dấu trừ cho thấy cần phải cải thiện thêm, hay dấu hỏi cho thấy sự giải thích cần bổ sung. Những chủ thể ghi được điểm cao trên phác đồ thần kinh cho thấy não họat động mạnh hơn trong lúc phản hồi những thông tin không chắc chắn hơn là những tin xấu. Điều đó cho thấy thà nhận tin xấu còn hơn là sự hồi hộp chờ đợi tin tức phản hồi. 

Trong thế giới thật, những phản hồi đạt mức độ cao có thể xảy ra khi một người lao động có thông tin sẽ được tăng lương nhưng không biết chắc khi nào và điều đó có thật không. Jacob B. Hirsh, một nghiên cứu sinh khoa tâm lý học thuộc Đại học Toronto và là tác giả dẫn đầu của nghiên cứu cho rằng một cá nhân dễ bị kích thích thần kinh cao sẽ phản hồi ít mãnh liệt làm mất sự hưng phấn. 

Đối nghịch với đó là những những người không dễ bị kích thích thần kinh. Họ không bận tâm về những tin tức không chắc chắn nhưng họ lại hay bực bội khó chịu với những thông tin phản hồi mang tính tiêu cực. 

Richard Sorrentino, một nhà tâm lý học thuộc Đại học Western Ontario, người cũng nghiên cứu về điều này cho rằng đã kiểm tra một nghiên cứu tương tự khi người đàn ông kiếm một cô vợ. Đôi khi họ không tin tưởng hoàn toàn về người bạn đời và không chắc chắn vài điều mà họ có thể tin. Có thể nói rằng những người ưa thích sự hòan hảo, nhưng lại luôn nghi ngờ mọi thứ thì tốt nhất nên suy nghĩ lại. Bởi một điều những người thường không tin vào mọi thứ thường trải qua sự khủng hoảng tinh thần, có thể dẫn tới suy nhược thần kinh nặng. Và nếu một ngày nào đó bạn hồi hộp chờ đợi một tin tức nào đó, thì cũng đừng quá bận tâm làm gì, vì như thế càng ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Hãy luôn nhớ câu khẩu hiệu “Việc gì đến sẽ đến. Nếu là tốt thì không thể nào là xấu, còn nếu là xấu thì có tránh cũng không được.”

Diệc Quyền (Theo Nytimes)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video