Việc đứng thẳng tốn ít năng lượng hơn so với kiểu "đi bò", tức là đi bằng khuỷu tay. Phát hiện này lý giải vì sao loài người ngày nay, khác với các loài linh trưởng khác, lại đi bằng hai chân.
Trong nghiên cứu "Năng lượng vận động của tinh tinh và nguồn gốc cơ chế đi hai chân của người", các nhà khoa học giả thuyết rằng việc đi bằng hai chân (hay đứng thẳng) được tiến hoá là do nó cần ít năng lượng hơn so với cách bò lổm ngổm bằng cả tứ chi.
"Qua nhiều thập kỷ, giờ đây các nhà nghiên cứu đã cân nhắc vai trò của năng lượng và sự tiến hoá của việc đi bằng hai chân", một trong các trưởng nhóm nghiên cứu, trợ lý giáo sư David Raichlen từ Đại học Arizona, Mỹ, cho biết.
Nhóm đã sử dụng "mô hình hoá cơ chế sinh học" để mô phỏng dáng đi của loài linh trưởng này. Nhóm cũng tìm hiểu dáng đi của 4 người trưởng thành đi bộ trên một máy tập thể dục, và nghiên cứu 5 con tinh tinh đã qua tập luyện để đi bằng 4 chân, cũng như đi bằng 2 chân.
Raichlin và cộng sự tìm thấy con người bước đi trên hai chân chỉ sử dụng 1/4 năng lượng so với những con tinh tinh đi bằng khuỷu tay.
Đi bằng hai chân được xem là sự tiến hoá tối quan trọng phân biệt giữa người và các loài linh trưởng hình người khác.
(Ảnh: LiveScience)
T. An