Nhật Bản phát hiện mỏ đất hiếm dưới đáy đại dương

Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy những mỏ đất hiếm khổng lồ nằm dưới Thái Bình Dương.

Những mỏ đất hiếm này chứa các loại khoáng sản quan trọng trong việc chế tạo nhiều loại sản phẩm điện tử công nghệ cao.

Phát hiện đã được công bố trên tạp chí Khoa học địa chất thiên nhiên của Anh hôm 4/7.

Hiện Trung Quốc đang sản xuất 97% trữ lượng đất hiếm của thế giới, là loại nguyên liệu quan trọng dùng để sản xuất các thiết bị công nghệ cao.


Tàu nghiên cứu đất hiếm của Nhật Bản. (Ảnh minh họa: JOGMEC).

Các nhà phân tích nói phát hiện này có thể thách thức vị thế thống trị hiện giờ của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm. Tạp chí khoa học Anh Nature Geoscience (Địa chất học tự nhiên) cho biết một nhóm nhà khoa học do giáo sư chuyên ngành địa chất Yasuhiro Kato ở Đại học Tokyo đứng đầu, đã phát hiện đất hiếm dưới mặt biển ở 78 vị trí khác nhau.

“Mỏ này tập trung trữ lượng đất hiếm rất lớn, chỉ một kilômét vuông mỏ này cũng có thể cung cấp cho một phần năm lượng tiêu thụ trên toàn cầu mỗi năm”, giáo sư Kato nói.

Mỏ đất nằm ở độ sâu 3.500-6.000m dưới mặt biển. Một phần ba khu vực này có trữ lượng đất hiếm rất cao, nằm ở vùng biển quốc tế phía đông và tây quần đảo Hawaii và phía đông Tahiti trong quần đảo Polynesia thuộc Pháp.

Giáo sư Kato ước tính mỏ đất này có trữ lượng 80-100 tỉ tấn. Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ từng ước tính trữ lượng đất hiếm trên toàn cầu hiện chỉ khoảng 110 triệu tấn, tập trung ở Trung Quốc, Nga, các nước hậu Xô viết và Mỹ.

Đất hiếm được sử dụng rất nhiều trong sản xuất linh kiện trong điện thoại di động, pin mặt trời, mô tơ điện hiệu suất cao, động cơ xe hơi dùng cả xăng và điện (hybrid), nam châm trong các máy phát thủy điện cực nhỏ và cả các thiết bị trong vũ trụ.

Đất hiếm là gì?

Đất hiếm (rare earth) là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt.

Trong nhóm nguyên tố đất hiếm có những nguyên tố có hàm lượng trong vỏ Trái đất còn cao hơn cả bạc và chì.

Nhóm nguyên tố đất hiếm gồm 17 nguyên tố chia làm hai nhóm:

Nhóm nặng gồm 10 nguyên tố: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium(Lu). Terbium (Tb), Thulium (Tm), Ytterbium (Yb), Yttrium (Y).
Nhóm nhẹ gồm 07 nguyên tố: Cerium (Ce), Lathanium (La), Neodymium(Nd), Praseodymium (Pr), Promethium (Pm), Samarium (Sm) và Scandium (Sc).

Trong vỏ Trái đất có hơn 10 khoáng vật chứa nguyên tố đất hiếm, trong đó có ý nghĩa là nguồn chính của đất hiếm là các khoáng vật BASTNAESITE (Ce, La, Y...) , CO3(f,OH)3 và MONAZITE (Ce, La, Nd, Th, Y...) (PO4, SiO4)3.

Cập nhật: 28/09/2024 Theo TTO/VTV
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video