Sau thu hoạch thì cây bắp thải ra môi trường nhiều chất xơ tưởng chừng vô dụng như thân, lá, vỏ, cùi bắp…
Trong vòng đời của chúng thì phế phẩm này tạo ra lượng carbon dioxide cao hơn nhiều so với ngưỡng cho phép của Mỹ. Bài toán đặt ra là làm sao sản xuất nhiên liệu sinh học từ phế phẩm của cây bắp đồng thời giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Ảnh: Wikipedia
Lời giải là sử dụng phế phẩm để sản xuất ethanol và nhiều loại nhiên liệu sinh học khác nhờ vậy giảm lượng carbon trong đất canh tác (tác nhân tạo khí nhà kính còn nhiều hơn cả dùng xăng). Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Nature Climate Change.
Nhóm các nhà khoa học dưới sự lãnh đạo của Giáo sư Adam Liska, sử dụng mô hình siêu máy tính tại Trung tâm tin học UNL, Hà Lan để đánh giá tác hại từ phế phẩm cây bắp trên diện tích 52 ha. Nếu để loại chất thải này phân hủy tự nhiên thì con số bình quân trong 5 năm là 100 gr CO2/megajoule, cao hơn 7% so lượng phát thải của xăng.
Rác thải từ cây bắp được coi là nguồn tài nguyên lớn để sản xuất ethanol cellulosic. Bộ Năng lượng Mỹ đã cung cấp hơn 1 tỉ USD để hỗ trợ nghiên cứu phát triển nguồn năng lượng xanh từ cellulose, trong đó có việc tận dụng chất thải từ cây bắp.