Thiếu ngủ có thể gây ra chứng mộng du

Theo nghiên cứu của trường đại học Montréal, những người mộng du được khuyên nên duy trì giờ đi ngủ đều đặn để tránh những cuộc tản bộ ban đêm không ai mong muốn.

Chứng mộng du, ảnh hưởng đến 40% người trưởng thành, có thể gây ra sự hỗn loạn tinh thấn hoặc chứng bệnh hay quên ở những người bị ảnh hưởng. Trong 1 số mới ra gần đây của biên niên sử thần kinh học, các tác giả Antonio Zadra, Mathieu Pilon và Jacques Montplaisir giải thích cách họ đánh giá 40 người mộng du đáng khả nghi. Mỗi người đều được chuyển đến trung tâm nghiên cứu giấc ngủ tại bệnh viện Sacré-Coeur, 1 bệnh viện thực hành của trường đại học Montréal, vào giữa 8-2003 đến 3-2007.

Antonio Zadra, trưởng nhóm nghiên cứu, nói rằng: “Cuộc nghiên cứu của chúng tôi đã nhận thấy rằng sự thiếu ngủ có thể gây ra chứng mộng du ở những người bị ảnh hưởng. Những người bị mộng du tốt nhất nên duy trì giờ đi ngủ đều đặn nếu họ muốn tránh khỏi bệnh mộng du”.

1 đêm ngủ, 1 đêm thức

Đối tượng tham gia cuộc nghiên cứu bằng lòng có những giấc ngủ vạch ranh giới được giám sát suốt thời gian đánh giá ban đầu. Trong lần khám bệnh tiếp theo, những bệnh nhân phải thức trắng đêm và vẫn được giám sát thường xuyên.

Sau khi thức 25 giờ, các bệnh nhân được ngủ bù vào sáng hôm sau. Họ được thâu băng video trong lúc ngủ để nhóm nghiên cứu đánh giá hành vi của họ, thay đổi từ việc chơi với các tấm ga trải giường đến việc cố nhảy ra khỏi thành giường. Các đối tượng được đánh giá trên 3 phạm vi dựa theo mức độ phức tạp của các hành động của họ.

Các kết quả thật gây ấn tượng. Trong giấc ngủ vạch ranh giới, chỉ có 1 nửa trong số những bệnh nhân thể hiện khoảng 32 giai đoạn cư xử. Trong lúc ngủ bù, 90% bệnh nhân biểu hiện cả 92 giai đoạn cư xử.

Trước đây, người ta nghĩ rằng những người mộng du không có khả năng kéo dài giấc ngủ sâu hoặc giấc ngủ say, nay cuộc nghiên cứu còn nhận thấy rằng những người mộng du gặp khó khăn hơn nhiều trong việc chuyển từ giấc ngủ sâu sang 1 giại đoạn ngủ khác hoặc thức trắng sau những lúc thiếu ngủ. Tiến sĩ Zadra nói: “Cuộc nghiên cứu này còn tiết lộ rằng những phương pháp khách quan hiện nay có thể được sử dụng cho việc nghiên cứu và chẩn đoán chứng mộng du”.

Bài báo “Chẩn đoán chứng mộng bằng phương pháp Polysomnographic: Những hậu của của sự thiếu ngủ” của các tác giả Antonio Zadra, Mathieu Pilon, và Jacques Montplaisir được xuất bản trong biên niên sử thần kinh học.

Snowwhite (Theo ScienceDaily, Sở KH & CN Đồng Nai)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video