Nhiệt độ trong tương lai thách thức khả năng sống sót của con người

Ấn Độ và Pakistan thời gian qua hứng chịu đợt nắng nóng lên đến 50 độ C giết chết ít nhất 90 người cũng như tàn phá mùa màng. Nam Á cùng với châu Phi, Úc, các tiểu bang duyên hải vịnh Mexico nước Mỹ hiện phải đối mặt với sự kết hợp giữa nhiệt độ và độ ẩm có khả năng gây tử vong – điều mà giới khoa học chẳng thể lường trước được.

Canada cũng không thoát khỏi ảnh hưởng: tại British Columbia có 595 người chết vì nắng nóng vào mùa hè năm ngoái, làng Lytton ghi nhận kỷ lục nhiệt độ mới - 49,6 độ C - vào ngày 29.6 trước khi bị san bằng bởi cháy rừng một ngày sau đó, nắng nóng cũng làm mặt đất khô cằn góp phần gây ra lũ lụt ở British Columbia vài tháng sau.

Theo giáo sư Blair Feltmate thuộc đại học Waterloo: “Nhiệt độ cực đoan sẽ trở nên phiền phức hơn trong thời gian tới”. Ông là một trong số tác giả thực hiện báo cáo xác định về một tương lai mà nhiệt độ có thể giết chết người Canada đặc biệt là cư dân miền nam British Columbia, dọc biên giới giáp Mỹ ở Prairies, miền nam Ontario và Quebec.


Người dân Ấn Độ và Pakistan chống chọi với cái nóng khắc nghiệt - (Ảnh: Reuters)

Nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ thể ra sao?

Khi tiếp xúc với nắng nóng kéo dài, con người cảm thấy uể oải vì các cơ quan hoạt động nhiều hơn để làm mát cũng như để giữ cho con người sống sót: tim đập mạnh hơn giúp đẩy máu đến da nơi có thể giải phóng nhiệt, đổ mồ hôi cũng góp phần hạ nhiệt nhưng cơ chế này trở nên khó khăn khi độ ẩm tăng lên.

Trong trường hợp đột quỵ do nắng nóng, cơ thể bắt đầu phá vỡ tế bào và gây tổn thương các cơ quan.

Giáo sư Stephen Cheung thuộc đại học Brock giải thích: “Giống như nấu một quả trứng. Lý do khiến trứng chuyển từ thể lỏng sang thể rắn là do protein thay đổi. Nếu cơ thể tiếp tục nóng lên, không thể kiểm soát nhiệt độ của nó, protein trong tế bào cuối cùng cũng gặp chuyện như protein trứng vậy”.

Ông cho biết ngồi trong bóng râm và uống nước không đủ giúp người bị say nắng, quan trọng là phải hạ nhiệt cho họ nhanh chóng – lý tưởng nhất là ngâm họ vào nước lạnh.

Giáo sư Michael Brauer thuộc đại học British Columbia cho rằngò quá nóng lúc ngủ cũng khiến con người khó ngủ hơn, hậu quả là ra quyết định kém, dễ chấn thương, sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng. Vì vậy làm mát phòng ngủ lẫn cơ thể đến mức có thể ngủ rất quan trọng.


Một công nhân xây dựng dùng đến quạt công suất lớn để làm mát tại Canada - (Ảnh: CBC)

Chống chọi với nhiệt độ

Với người có ý định rèn luyện cơ thể chịu đựng nhiệt độ cao, giáo sư Cheung cho biết điều này có thể đạt được ở mức độ nhất định. Nhiệt độ lõi của cơ thể chúng ta có thể điều chỉnh lên mức cao hơn trong khoảng thời gian 2 tuần tiếp xúc dần dần. Nhưng đây chỉ là giải pháp ứng phó tình trạng nóng lên toàn cầu tạm thời, không giải quyết tận gốc vấn đề.

“Lợi thế lớn nhất của con người so với động vật khác là hành vi của chúng ta. Chúng ta tạo nên nhà ở, điều hòa không khí, quần áo,… Tuy nhiên mọi thứ - từ tăng thời gian ở trong nhà ở đến tăng sử dụng điều hòa - đều phải trả giá”, theo giáo sư Cheung.

Ngoài ra, có nhiều người không thể ở trong nhà hay làm mát, trong đó có người phải làm việc ngoài trời như nông dân hay lao động tay chân.

Giáo sư Feltmate nhận định trong tương lai, thời gian làm việc sẽ phải thay đổi để số đối tượng lao động nêu trên tránh thời điểm nóng nhất trong ngày – chẳng hạn bắt đầu làm việc lúc 5h30 sáng và kết thúc lúc 1 giờ trưa.

Ông cũng lưu ý rằng các thành phố cũng cần được làm mát: chú ý đến yếu tố nhiệt độ khi thiết kế và cải tiến kiến trúc, trồng thêm cây, sơn nhà màu trắng để phản chiếu thay vì hấp thụ ánh sáng. Các khu dân cư cần trang bị nguồn điện dự phòng để đảm bảo điều hòa không khí và quạt tiếp tục hoạt động nếu xảy ra sự cố mất điện.

Con người cũng cần xây dựng kế hoạch cho thời điểm một số nơi như Vịnh Ba Tư, Nam Á, Trung Mỹ và Tây Phi nóng đến mức không thể sinh sống được nữa. Nhà nghiên cứu Cascade Tuholske thuộc đại học Columbia cảnh báo nhiệt độ Vùng Vịnh đang dần vượt qua mức con người có thể chịu được.

Cập nhật: 30/05/2022 1thegioi
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video