Nhiều di sản thế giới bị đe dọa

Hiện tượng trái đất ấm lên khiến nhiều kim tự tháp bị chôn vùi dưới cát, xác ướp trong băng phân hủy và những ngôi đền sụp đổ.

>>> Viễn cảnh tồi tệ vào năm 2060


Các kim tự tháp tại Meroe, Sudan đang lún dần xuống cát bởi biến đổi khí hậu.
(Ảnh: abc.net.au).

Henri-Paul Francfort, một nhà khoa học làm việc tại Viện Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), nói với AFP rằng, do nhiệt độ trung bình của trái đất tăng dần, các khối băng trên thế giới tan chảy, sa mạc mở rộng, mực nước biển tăng và sức mạnh của các cơn bão cũng tăng. Chẳng hạn, sự tan chảy của tầng đóng băng vĩnh cửu dưới lòng đất đang đe dọa những xác ướp cổ đại tại dãy núi Altai, vùng Siberia, Nga.

Giới khoa học cảnh báo hiện tượng nước biển dâng sẽ xóa sổ hàng loạt di chỉ khảo cổ dọc bờ biển, trong đó những hòn đảo thuộc Thái Bình Dương đối mặt với nguy cơ lớn nhất. Tại Tanzania, hiện tượng xói mòn ở bờ biển phá hủy một bức tường của pháo đài Kilwa – công trình do thực dân Bồ Đào Nha xây dựng trên bờ biển của một hòn đảo vào năm 1505.

Ở Bangladesh, thành phố Panam, kinh đô của vương quốc Bengal từ thế kỷ 15 tới thế kỷ 19, thường xuyên hứng chịu những trận lụt. UNESCO đưa Panam vào danh sách 100 di sản bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu.


Ngôi đền Tabasqueno tại Mexico. (Ảnh: megalithic.co.uk).

Dominique Michelet, một nhà khoa học khác của CNRS, cho rằng sự gia tăng các sự kiện thời tiết bất ngờ - như bão – cũng là mối nguy đối với các di sản. Theo ông, thành phố Chan Chan tại Peru, đang bị hủy hoại bởi lũ lụt. Chan Chan từng là kinh đô của đế chế Chimu xưa.

Tương tự, ngôi đền Tabasqueno tại Mexico – di sản nổi tiếng còn sót lại từ nền văn minh Maya – bị phá hủy nghiêm trọng bởi hai cơn bão vào năm 1995.

Các nhà khảo cổ đã cố gắng gia cố ngôi đền, nhưng do nước chiếm tỷ lệ quá lớn ở bên dưới nên nó sụp vào bên trong”, Michelet nói.

Cát là một trong những kẻ thù đáng sợ nhất của các địa điểm khảo cổ trong bối cảnh sức mạnh của các cơn bão ngày càng tăng. Chẳng hạn, tại Sudan, các đụn cát nhấn chìm những kim tự tháp trong thành phố Meroe – kinh đô của một vương quốc hùng mạnh từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên tới thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên. Tại Oman, hai siêu bão Gonu (năm 2007) và Phet (năm 2009) đã vùi lấp hoàn toàn những địa điểm khảo cổ có niên đại từ thiên niên kỷ thứ 5 và 6 trước Công nguyên dưới cát.

Michelet cảnh báo rằng việc UNESCO xác định những di sản có nguy cơ biến mất bởi biến đổi khí hậu là cần thiết, song chưa đủ.

Khảo cổ là một phần của ký ức nhân loại. Vì thế loài người cần thực hiện các giải pháp triệt để nhằm bảo vệ các di sản khỏi tác động của biến đổi khí hậu”, Francfort phát biểu.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video