Nhiều tuyến đê bị sạt lở, đe dọa Hà Nội

Chiều 2/11, trong khi nhiều tuyến phố nội thành vẫn úng ngập thì hàng chục km đê, đập ngoại thành Hà Nội đã bị sạt lở nghiêm trọng. Tại Mỹ Đức, nguy cơ vỡ đê rất cao vì áp lực nước đã vượt kỷ lục năm 1971, hàng nghìn hộ dân đã di dời.

>>> Hà Nội hứng chịu trận mưa lớn nhất trong 35 năm

Tuyến đê sông Hồng đã xảy ra sự cố sạt, trượt mái đê, bờ sông, nặng nhất là ở các huyện Mê Linh, Đan Phượng. Ở đập Thanh Liệt, con đập ngăn nước lũ đổ từ sông Nhuệ vào thành phố Hà Nội, nước đã tràn qua. Tại đây, nhiều con trạch đã được đắp lên để ngăn nước.

Tại huyện Mỹ Đức, đã có khoảng 16 km đê sạt lở, 2.000 hộ dân đã phải di dời. Nguy cơ vỡ tuyến đê của huyện rất cao vì áp lực nước đã vượt mức nước lớn, trong khi đó lũ vẫn tiếp tục tràn về.

Thị sát tại hiện trường, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị yêu cầu chính quyền huyện Mỹ Đức tập trung gia cố đê và các hồ đập. Nếu xảy ra vỡ đê thì có biện pháp di dân kịp thời. Ông Nghị cũng lưu ý, ở xã An Phú, nhiều nhà bị ngập, hệ thống điện không an toàn nhưng người dân vẫn sử dụng. 

Ngày 2/11, hàng loạt khu dân cư nội thành vẫn bị chia cắt. (Ảnh: Nguyễn Hưng)

Theo ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội, với lượng mưa lên đến 500 mm trong 2 ngày ở nội thành thì không thể nào tiêu thoát kịp. Thủ đô hiện chỉ còn trông vào hoạt động tiêu thoát nước của trạm bơm Yên Sở. Các trạm bơm khác không còn hoạt động vì sự cố mất điện gây ra bởi mưa lớn. Hiện, còn khoảng 19,2 triệu m3 nước phải bơm qua trạm Yên Sở ra sông Hồng.

"Nếu nước sông Nhuệ cao hơn sông Tô Lịch, khả năng tự tiêu không còn thì chỉ trông vào Yên Sở. Để bơm hết nước, trạm phải hoạt động 24/24 giờ trong suốt 5 ngày, trong điều kiện trời không tiếp tục mưa, mới tiêu thoát hết", ông Thảo cho biết.

Tuy nhiên, tại trạm bơm này, nước đã tràn vào sát chân trạm biến thế điện. Nguy cơ ngừng hoạt động có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong trường hợp đó, thoát nước ở Hà Nội chỉ còn trông vào nước rút tự nhiên. 

Toàn bộ tuyến đường Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa) vẫn chưa thể lưu thông. (Ảnh: Nguyễn Hưng)

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng, việc quan trọng trước mắt là tiêu thoát hết nước. Sau khi xử lý xong, Bộ và Hà Nội sẽ cùng rút kinh nghiệm, rà soát quy hoạch hệ thống tiêu thoát toàn thành phố để đáp ứng nhu cầu tiêu thoát trước mắt và lâu dài của thủ đô. 

Theo báo cáo của Phòng CSGT Hà Nội, tại khu vực nội thành, tính đến tối 2/11, trên địa thành phố vẫn còn 50 điểm úng ngập tại 6 quận. Nhiều điểm úng ngập kéo dài hàng trăm mét, sâu tới 1 mét, nước chưa có dấu hiệu rút. Trong 3 ngày mưa ngập, Hà Nội đã có 18 người chết.

Thứ hai (3/11), học sinh thủ đô sẽ nghỉ học.

Theo nhóm phóng viên Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video